ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:42:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngỡ ngàng Tân Lộc Đông

Báo Cà Mau (CMO) Nếu như hơn 10 năm trước, Tân Lộc Đông được biết đến là xã có số thu ngân sách thấp nhất tỉnh – chưa tới 100 triệu đồng mỗi năm, thì nay xã đã trở mình vươn dậy với nhiều đổi thay bất ngờ. Có được kết quả đó 1 phần là do có sự quan tâm đầu tư về hạ tầng, nhất là đường, điện, thủy lợi… Vùng ven Đồng chó ngáp bây giờ đã trở mình vươn dậy.

Ông Võ Văn Nam, Phó bí thư Đảng ủy xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình thông tin, chỉ riêng khoảng 300 hộ dân thuộc Ấp 2, Ấp 3, Ấp 4, Ấp 5 sống ven tuyến sông Phụng Hiệp, trước đây đời sống rất khó khăn, khoảng 10 năm nay, đời sống khấm khá do trúng mùa tôm - lúa. Từ địa danh nổi tiếng là vùng đất len trâu, nhiều năm trở lại đây, đời sống của bà con trong xã đã phát triển vượt bậc nhờ nuôi trồng thủy sản.

Hồi ức một thời…

Sau giải phóng, nơi đây là cánh đồng hoang bạt ngàn, chỉ có cỏ, năn và lát. Nó nhiều đến mức, muốn vượt qua cánh đồng phải mất cả ngày trời và không thể nào quên mang theo nước. Ông Lê Hoàng Tư, 70 tuổi, Bí thư Chi bộ Ấp 5, xã Tân Lộc Đông, kể lúc mới giải phóng, vùng này chưa tới 30 hộ dân cư trú, tầm khoảng 1 cây số mới có một cái nhà. Mà nói là nhà cho oai chứ cái nào cũng như cái nấy, đều lụp xụp, liêu vẹo và nhỏ như… cái chòi. Dẫu đất đai bạt ngàn nhưng lại bạc màu, phèn chua và ngập úng, cỏ dại mênh mông nên không thể trồng hay nuôi con gì được. Tất thảy mọi người phải đi làm mướn đủ thứ nghề để lây lất qua ngày.

Trong tương lai gần, đôi bờ kinh xáng Phụng Hiệp sẽ nối liền, chấm dứt cảnh lụy phà khi cầu treo dân sinh Đầu Sấu vừa khởi công xây dựng.

Ông Tư cho biết, ngày trước, năn, lác ở đây cao hơn đầu người, mọc um tùm, hoang vu, đến nỗi khi chó lạc vào “mê cung” này còn khó có thể trở ra. Đến khi có người đi bắt cá hay soi ếch, nhái… mới phát hiện nó nằm thè lưỡi, thở hổn hểnh vì không tìm được đường về nhà và đói. Nhưng được cái, đây lại là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, trù phú cho đàn trâu nên nhiều người đã chọn chăn thả trâu tại vùng này.

Ông Kiều Văn Hai, 55 tuổi, Ấp 5, xã Tân Lộc Đông, nói: “Thời đó có cơm ăn là quý lắm rồi! Có khi cả nhà tôi ăn độn khoai lang, bí rợ, khoai mì… cả tuần mới được ăn cơm một lần”.Ông Tư kể, hồi mới về khai hoang, độ 4 giờ sáng, bà con đã hú hí nhau đi gặt lúa, cấy lúa mướn. Xuồng này nối xuồng kia làm “thức tỉnh” cả khúc sông. Nếu như vợ chồng đồng lòng, siêng năng thì khi mặt trời lên tới đỉnh đầu có thể cấy hơn 1 công lúa, đổi được 1-2 táo gạo để ăn qua ngày.

“Dẫu có nghèo nhưng vùng này vẫn mở được một vài lớp học. Mượn nhà nào bãi sân rộng rãi, chiều chiều, mấy đứa nhỏ tập trung lại học đánh vần ê, a…Đứa nào nhà xa thì cha hoặc mẹ chèo xuồng đưa đến lớp, còn mấy đứa nhà gần mà lớn lớn đôi chút sẽ tụ tập lại cuốc bộ và không quên mang theo cái ghế để ngồi học. Nhiều khi thầy giáo làng Nguyễn Văn Nhàn cười ra nước mắt khi thấy học trò cưng của mình quần áo xộc xệch, đầu tóc lấm lem bùn đất mà vẫn có mặt tại lớp”, ông Hai hồi tưởng.

Mấy đứa học trò của thầy Nhàn hầu hết đều do bà Năm mụ vườn đỡ đẻ. Cả vùng chỉ có một bà mụ nên bà cứ được gia đình này đưa đi, gia đình kia rước về xuyên suốt. Nhiều khi do “kẹt sô”, bà Năm không đến kịp, mấy ông chồng sốt ruột ẳm vợ xuống xuồng chèo ra Cà Mau nhưng chưa được nửa đường đã nghe tiếng oe oe của đứa trẻ nên chèo xuồng về nhà mà mừng rơi nước mắt.

Vùng đất thay da đổi thịt

Từ khi đào kinh, khơi thông rạch từ kinh Phụng Hiệp dẫn nước vào Cánh đồng chó ngáp rửa phèn, làm ngọt hóa vùng đất này, đời sống người dân có phát triển nhưng chỉ theo hướng thuần nông. Sau năm 1990, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nuôi tôm thì vùng đất len trâu này mới trở thành “mỏ vàng”.

Đường nhựa về Tân Lộc Đông và những căn nhà tường khang trang.

Chính con tôm, con cá, cua đã giúp nhiều gia đình giàu phất lên làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của vùng đất một thời hoang vu. Ông Kiều Văn Hai cho biết, với 25 công đất nuôi tôm quảng canh cải tiến và 2 ao cá sấu, nhiều năm qua, ông thu nhập không dưới 100 triệu đồng/năm.

Học sinh trường THCS Tân Phong đến trường trên con lộ làng khang trang.

Ông Võ Văn Nhanh, 51 tuổi, Ấp 3, xã Tân Lộc Đông, bồi hồi kể: từ khi mới lọt lòng, ông đã mồ côi cha. Chính nghịch cảnh đó đã thôi thúc ông vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất cầm trâu này. Ông Nhanh tâm sự: “Lúc mới lập gia đình, tôi không có một công đất nên phải làm đủ thứ nghề như câu cá, cấy mướn, chặt cây mướn… để dành dụm tiền mua đất. Đến khi chuyển dịch sang nuôi tôm, cuộc sống gia đình tôi đã phát triển hơn rất nhiều. Đến nay, tôi đã mua được 30 ha đất để nuôi tôm và xây xong căn nhà 1,5 tỷ đồng vào năm 2010”. Nhưng có lẽ điều mà ông Nhanh tự hào nhất là cả 3 người con của ông đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định.

Ông Võ Văn Nhanh bên căn biệt thự được xây nên từ hai bàn tay trắng của vợ chồng ông.

Cũng với mong muốn cho con ăn học đến nơi đến chốn, nên anh Lê Minh Luân, 47 tuổi, Ấp 5, xã Tân Lộc Đông luôn cố gắng chắt chiu từng đồng để hoàn thành mong ước. Anh Luân cho biết, quê gốc của anh ở Phường 5, TP. Cà Mau. Anh chuyển về đây sinh sống từ năm 2000. Do từ nơi khác đến nên gia đình anh không sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản mà chỉ buôn bán nhỏ. May mắn là những năm gần đây, đời sống bà con phát triển, việc mua bán gặp nhiều thuận lợi nên dễ dàng nuôi 2 con, một người đang học đại học kinh tế luật và một người đang học lớp 8.

Vùng đất len trâu ngày nào giờ là những con lộ bê tông nối ấp liền ấp; nhiều trường học từ bậc mầm non đến trung học được xây dựng khang trang, kiên cố. Bên bờ kinh xáng Phụng Hiệp, nhiều ngôi biệt thự mọc lên, trong đó có ngôi biệt thự của ông Võ Văn Nhanh...

Thế nhưng đều cùng tách ra từ xã Phong Thạnh Tây và cách nhau chỉ một dòng kinh xáng Phụng Hiệp nhưng đời sống người dân hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ở khúc sông này có sự chênh lệnh rõ rệt. Phía bên Bạc Liêu có chợ Chủ Chí sầm uất, náo nhiệt còn phía bên đây vẫn đìu hiu.

Phùng Ngọc Trầm

Xã Tân Lộc Đông có diện tích tự nhiên 4.112 ha, có 1.449 hộ dân với 6.334 nhân khẩu. Trước đây xã có tên gọi là Phong Thạnh Tây. Sau khi tách tỉnh Minh Hải, xã đổi tên thành xã Phong Tiến. Đến những năm 1980 ghép xã chung với xã Tân Lộc và năm 2001 tách ra thành Tân Lộc Đông cho đến nay.

Ông Nguyễn Văn Bá, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lộc Đông, cho biết, bên cạnh việc phát huy tối đa lợi thế nuôi trồng thủy sản, bà con vùng này còn thực hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như nuôi dê, nuôi cua và cá trê mang lại lợi thuận cao. Vì thế, những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên gấp 4 – 5 lần so với những năm 1990. Trong năm nay, cầu treo bắt qua kinh xáng Phụng Hiệp sẽ hoàn thành, hứa hẹn góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của địa phương.


 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.