ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 17:23:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người mẹ của tôi

Báo Cà Mau (CMO) Ðó là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của các diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ Trung tâm Văn hoá tỉnh chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, được phát sóng trên Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau.

Chương trình được xây dựng với 6 tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca và ca múa. “Người mẹ của tôi” không chỉ giới thiệu những khúc hát ru ngợi ca về người mẹ, tình mẫu tử thuần tuý, mà ẩn sau từng tiết mục là biểu tượng của Tổ quốc thiêng liêng - người Mẹ Việt Nam anh hùng.

Tiết mục "Người mẹ Việt Nam anh hùng" được tập thể ca sĩ, diễn viên múa thăng hoa hết mình.

Chia sẻ về ý tưởng dàn dựng chương trình, Biên đạo múa Hoàng Vũ cho biết, anh đã phát huy tối đa sở trường của từng ca sĩ, diễn viên múa để biên đạo cho từng tiết mục. Giọng ca trầm ấm, da diết của Bảo Trân cùng nhóm múa thể hiện những đoạn trải nghiệm, thâm trầm của người mẹ ru con qua cuộc chiến đấu của dân tộc.

“Ðất nước lời ru” như tiếng lòng của người mẹ truyền cho con hơi ấm, cảm xúc yêu thương: “Ru con mẹ ru con tiếng ru cả cuộc đời/Ru con lời ru cất lên từ ngàn đời/Mẹ Âu Cơ từ xa xưa đi khai thiên lập địa/Lạc Long Quân cùng bao con đi ra nơi biển cả/Ðể đất nước mãi rực rỡ/Một gấm vóc mãi rạng rỡ/Qua bao gian lao Việt Nam ta/Ôi bao yêu thương Việt Nam ta/Ngàn lời ru trong bão dông/Mà ngọt ngào sao câu dân ca”… Việt Nam đất nước của tình yêu, của thơ ca, của ca dao thấm đượm qua lời ru của mẹ, giúp ta lớn dần theo năm tháng nên người.

Ca khúc cách mạng nổi tiếng đi cùng năm tháng "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” được truyền tải bằng giọng ca mượt mà, trữ tình của Ca sĩ Nhựt Tân giới thiệu cho người nghe về hình ảnh gắn bó tình quân với dân như cá với nước không thể tách rời.

“Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” rất đỗi dung dị, hào sảng, tự hào, tràn đầy ấm áp, yêu thương đã đi vào lòng bộ đội như khúc hát ân tình, thắm tình Ðảng - tình dân.

Hình ảnh "Mẹ tôi" đang ngồi đan áo được Diễn viên múa Phan Thị Ngoan thể hiện.

“Mẹ ơi con đã già rồi/Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con/Mẹ ơi con đã già rồi/Con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa/Ngày xưa cha ngồi uống rượu/Mẹ ngồi đan áo… Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi”. Ca khúc "Mẹ tôi" của Nhạc sĩ Trần Tiến được Ca sĩ Nguyệt Sơn thể hiện bằng cả nội tâm, qua từng giai điệu trầm, bổng sâu lắng đã làm thổn thức bao trái tim của những người con khi nhớ về mẹ. Những chiêm nghiệm của mỗi cuộc đời khi lớn khôn thì “Mẹ ơi, con đã già rồi/Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con” mới thấu hiểu bao vất vả, gian truân của người mẹ với tình yêu thương bao la vô bờ bến: “Mẹ ơi! Thế giới mênh mông mênh mông không bằng nhà mình”.

“Ơi cô gái Trường Sơn/Bao đêm em đi mở đường/Cho từng chuyến xe anh qua/Vang giọng hát em ngân xa”… Ca khúc “Ðường Trường Sơn xe anh qua” được tốp ca nữ Trung tâm Văn hoá thể hiện như một lời trầm hùng đưa ta về con đường Trường Sơn huyền thoại. Con đường Trường Sơn ngày đêm em mở đường dẫu đạn xé bom rơi, mưa rừng xối xả, em vẫn mở đường cho các anh tiến về phía trước, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.

Ca khúc “Ðường Trường Sơn xe anh qua” được tốp ca nữ Trung tâm Văn hoá thể hiện, như một lời trầm hùng đưa ta về con đường Trường Sơn huyền thoại.

Ca khúc “Tình em” mang đầy âm sắc trong tình yêu được Nhạc sĩ Huy Du sáng tác với ca từ nhẹ nhàng, đơn giản, khoan thai như lời tâm tình của người yêu gửi theo người lính trên bước đường chiến đấu giải phóng quê hương. Qua tiếng hát tình cảm đầy nội tâm của Tuấn Anh - Minh Phương thể hiện phong cách lãng mạn cách mạng, bài hát “Tình em” càng trở nên da diết và đặc biệt thấm thía hơn với tình yêu bất diệt... “Khi chiếc lá xa cành/Lá không còn màu xanh/Mà sao em xa anh/Ðời vẫn xanh rời rợi/Có gì đâu em ơi/Tình yêu là sự sống/Lưu luyến và nhớ thương”.

Ðoạn kết của chương trình chủ đề về Phụ nữ Việt Nam 20/10 là bài hát mang ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc, hát về người mẹ Việt Nam anh hùng - người mẹ Tổ quốc, ngợi ca và tri ân những người mẹ phúc hậu, quả cảm đã hiến dâng những người con thân yêu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ca khúc “Người mẹ Việt Nam anh hùng” được tập thể ca sĩ, diễn viên múa thăng hoa hết mình để tôn vinh hình ảnh người mẹ đã thầm lặng hy sinh cuộc đời mình cho đất nước./.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).