ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 03:47:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người tiêu dùng lưu ý khi chọn mua thịt heo

Báo Cà Mau Người tiêu dùng nên chọn mua thịt heo ở những quầy thịt sạch do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức.

Trong những năm gần đây, tình trạng bơm nước vào heo hơi trước khi giết mổ làm tăng trọng, móc túi người tiêu dùng, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra rất phổ biến. Heo bị bơm nước trên đường vận chuyển, tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và cả lò giết mổ gia súc tập trung, nơi có nhân viên thú y trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ. Ðó là nhận định của ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 lò giết mổ gia súc tập trung, được bố trí nhân viên trực kiểm soát giết mổ, số lượng heo giết mổ bình quân mỗi ngày khoảng 565 con, khoảng  6-7 tấn. Ngoài ra, còn khoảng 140 hộ giết mổ heo tại nhà, nơi chưa có lò giết mổ tập trung như thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn; Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi; Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân và một số xã: Trần Hợi, Trí Phải, Rạch Chèo, Hàng Vịnh, Khánh Lâm… mỗi hộ giết mổ từ 1-6 con/ngày, tổng số lượng heo giết mổ khoảng 190 con/ngày. Việc giết mổ này không qua kiểm soát của ngành thú y.

Người tiêu dùng nên chọn mua thịt heo ở những quầy thịt sạch do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức.  Ảnh: VŨ ANH

Ông Huy cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, có 2 trường hợp nhân viên thú y đang làm nhiệm vụ tại lò giết mổ tập trung tại Phường 4 và 9, TP Cà Mau bị các đối tượng làm nghề giết mổ hành hung. Tuy 2 trường hợp này đã được công an địa phương xử lý nhưng không đủ sức răn đe. Hành vi bơm nước vào heo hơi trước khi giết mổ tại lò vẫn còn diễn ra thường xuyên.

Mặt khác, càng khó khăn hơn, khi thương lái vận chuyển heo đến địa điểm giáp ranh Cà Mau - Bạc Liêu nhưng còn nằm trên địa bàn Bạc Liêu thì thực hiện việc bơm nước vào heo hơi trước khi nhập vào tỉnh Cà Mau. Vì thế, khi lực lượng kiểm tra của tỉnh Cà Mau phát hiện thì không xử lý được. Ngoài ra, một số chủ kinh doanh thịt heo và một số hàng quán bán thức ăn đường phố cùng đồng thuận trong việc sử dụng thịt heo bơm nước theo phương thức "mua rẻ, bán rẻ”.

Ðặc biệt là các điểm, quầy bán thịt heo nhỏ lẻ dùng các dụng cụ chứa đựng, trưng bày làm bằng vật liệu không đúng quy định vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Ðây là nơi tiêu thụ, tiếp tay mua bán thịt heo không qua kiểm soát của ngành thú y.

Theo thông tin của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trước đây đơn vị đã huy động toàn bộ lực lượng trực 24/24 tại các lò giết mổ gia súc tập trung trong tỉnh, đồng thời phối hợp với quản lý thị trường, các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra tại các chợ. Khi đó, thịt heo được người tiêu dùng phản hồi là không còn bị bơm nước. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, các hộ kinh doanh thịt heo do bị giảm lợi nhuận nên mua thịt đã giết mổ xong tại các tỉnh lân cận có bơm nước với giá rẻ hơn từ 7.000-10.000 đồng/kg so với thịt không bơm nước đưa về tiêu thụ tại Cà Mau.

"Vấn đề cạnh tranh về giá dẫn đến hậu quả là số lượng heo giết mổ tại các lò tập trung trong tỉnh bị giảm mạnh. Trong khi đó, thịt heo bơm nước vẫn tràn ngập tại các quầy thịt tại các chợ của Cà Mau, vì người tiêu dùng vẫn còn mua loại thịt heo có giá rẻ mà không quan tâm đến thịt có bị bơm nước hay không", ông Huy nhận định.

Thịt heo là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của mọi gia đình. Thực trạng thịt heo bị bơm nước nhiều như hiện nay khiến người dân vô cùng lo lắng, không ít người tiêu dùng e dè khi mua thịt heo. Tuy nhiên, họ không thể “nói không” loại thịt này trong thực đơn trong khoảng thời gian dài.

Chị Nguyễn Thị Thảo, Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: "Hơn tuần qua, gia đình không mua thịt heo vì sợ không đảm bảo, không biết nguồn nước bơm vào thịt heo có hợp vệ sinh hay không, nhưng chắc chắn là không tốt. Nhưng về lâu dài, nhất là trong thời điểm khô hạn, nguồn cá đồng bị khan hiếm, giá cao, thì thịt heo vẫn là mặt hàng thiết yếu hằng ngày".

Ông Nguyễn Thành Huy cho biết: Về mặt cảm quan, không khó để nhận biết thịt heo bị bơm nước tăng trọng. Thịt bị bơm nước có màu nhạt hơn, thớ cơ bở và nhảo hơn, thịt bị phân huỷ nhanh hơn, để 1-2 giờ thịt rỉ nước ra nhiều hơn bình thường, khi nấu, thịt cũng tiết ra nhiều nước hơn. Thịt tươi ngon sẽ có độ săn chắc nhất định, sờ vào thớ thịt cảm giác đàn hồi, màng ngoài khô và dính.

Về lâu dài, để loại bỏ thịt heo bơm nước, theo ông Nguyễn Thành Huy, đối với các huyện chưa có lò giết mổ tập trung phải khẩn trương tiến hành chọn địa điểm, tổ chức đầu tư xây dựng lò giết mổ theo Quyết định số 1333/QÐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Ðề án Xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2020. Các huyện: Năm Căn, Ðầm Dơi, Trần Văn Thời... phải sớm đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ tại gia đình vào giết mổ tại các lò tập trung có sự quản lý, kiểm soát của ngành thú y. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức một số quầy bán thịt heo không bơm nước, có băng rôn, khẩu hiệu và thực hiện quy trình kiểm tra đối với thịt bán tại một số quầy thịt không bơm nước ở TP Cà Mau và huyện Cái Nước. Loại hình này đã được người tiêu dùng đồng tình ủng hộ, nhưng do khó khăn về kinh phí nên số quầy thịt không bơm nước nói trên chưa nhiều, chưa đủ sức tác động lan toả đến nhiều người tiêu dùng./.

Trung Ðỉnh

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.