ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:08:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguy cơ xâm mặn ở vùng rừng tràm U Minh Hạ

Báo Cà Mau (CMO) Mùa khô không chỉ làm cho nguy cơ cháy nổ tăng cao, thiếu nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất mà còn làm cho tình trạng xâm mặn ngày một nghiêm trọng hơn. Nguy cơ xâm mặn tại khu vực rừng tràm đang là vấn đề cần có giải pháp hữu hiệu hơn.

Câu chuyện nắng hạn khiến mặn xâm nhập ngày một sâu vào khu vực rừng tràm U Minh Hạ hay việc người dân lén lút đưa nước mặn vào để nuôi tôm không còn quá mới mỗi khi bước vào mùa khô. Từ năm 2000 đến nay, có hàng trăm héc-ta đất lâm nghiệp ở miệt rừng U Minh được người dân chuyển thành vùng tôm - lúa kết hợp, diện tích này tập trung nhiều ở xã Nguyễn Phích và Khánh Thuận, một ít ở khu vực Vồ Dơi, huyện Trần Văn Thời.

Bước vào mùa khô, toàn hệ thống cống trong khu vực rừng U Minh Hạ đều được đóng để giữ nước PCCCR cũng như chống xâm nhập mặn.    

Khu vực rừng trên địa bàn huyện U Minh có nhiều nơi tiếp giáp với vùng mặn nên nguy cơ xâm mặn rất cao.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cho biết, nguy cơ xâm mặn năm nay có phần giảm so với nhiều năm trước. Nhiều tuyến kinh tiếp giáp với bên ngoài (vùng mặn) như Cúp Liếp, hay Kinh 25, qua đo đạc độ mặn chưa đáng kể, hiện vẫn còn lục bình và bông súng sống được, khu vực liên Tiểu khu U Minh II hay 30/4 cũng tương tự.

Tuy nhiên, khu vực Xưởng Gỗ giáp với xã Biển Bạch, huyện Thới Bình thì độ mặn khá cao, trên 15%o. Mặc dù hệ thống đê bao bảo vệ vùng ngọt rừng U Minh năm nay được bảo vệ khá tốt, nhưng khi nói về nguy cơ xâm mặn trong mùa khô này, Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba lo ngại: "Trên địa bàn huyện nơi có nguy cơ xâm nhập mặn cao là khu vực giáp ranh với xã Biển Bạch và Tân Bằng của huyện Thới Bình. Qua khảo sát cho thấy, tuyến kinh Cúp Liếp độ mặn có khả năng lên đến 15%o. UBND huyện đã liên hệ với UBND huyện Thới Bình cũng như xã Tân Bằng để có biện pháp quản lý tốt nhất".

Tại khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ, 1 trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, nguy cơ xâm mặn cũng đang ở mức cao do người dân tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm. Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết, khu vực cống T19 thuộc ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi hiện có 11 hộ tự ý đưa nước mặn vào để nuôi tôm. Huyện đã kiểm tra, xử lý nhiều giải pháp nhưng vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng này.

Theo ông Minh, biết là điểm nóng về thực trạng xâm mặn nên hằng năm khi đến mùa khô (mùa có nước mặn - PV), huyện đều chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên xuống kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, khi xuống kiểm tra lập biên bản hay đưa quyết định xử phạt, các hộ này đều ký và rất vui vẻ, nhưng không nộp phạt với lý do nghèo không có tiền.

Tình trạng đưa nước mặn vào nuôi tôm đã diễn ra từ vài năm trước. Tuy nhiên, do không thể cưỡng chế trong xử phạt, lại chưa có biện pháp hữu hiệu nên tình trạng cứ tiếp diễn mỗi khi đến mùa khô. Nói về biện pháp khắc phục, ông Minh cho biết, do không có nguồn nước ngọt nên để rửa mặn chỉ còn cách đợi đến mùa mưa.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có nhiệm vụ bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù là rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý... Do đó, nếu để tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm tiếp diễn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng rừng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Tại buổi kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, chính quyền địa phương kết hợp với các chủ rừng thường xuyên kiểm tra việc sản xuất theo quy hoạch, nhất là vùng giáp ranh với rừng, không để tình trạng xâm mặn ngày một trầm trọng hơn. Đồng thời, Sở NN&PTNT phải có chuyến khảo sát tại 2 khu vực là xã Khánh Thuận giáp với xã Biển Bạch và Vồ Dơi để sớm có đề xuất giải pháp kịp thời. Đặc biệt khẩn trương là khu vực Vồ Dơi, không thể lùi thời gian được nữa, nếu lùi theo đề xuất của huyện Trần Văn Thời là múc tuyến Kinh 300 để tách tôm ra khỏi rừng thì xâm mặn sẽ đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Rõ ràng tình trạng xâm mặn vào khu vực rừng tràm mỗi khi đến mùa khô đang có nguy cơ ngày một nghiêm trọng hơn. Nếu không có giải pháp căn cơ giúp người dân nhận khoán đất rừng phát triển sản xuất, bám trụ được với rừng thì trong tương lai diện tích rừng sản xuất hệ ngọt sẽ ngày càng mất đi nhiều hơn./.

Nguyễn Phú 

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.