ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 20:12:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong: Nặng lòng với Cà Mau

Báo Cà Mau Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật tranh, tượng cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Nhưng đó là chuyện ở các thành phố lớn, còn ở xứ Cà Mau thì rất xa lạ. Vậy mà có nhà điêu khắc nổi tiếng bị mấy người bạn ở Cà Mau “rủ rê” mang tượng xuống triển lãm. Ai ngờ dân Cà Mau ủng hộ quá trời. Anh tâm sự với gương mặt vui hơi hới: “Hồi đó tới giờ tôi triển lãm rất nhiều nơi và được ủng hộ nhiệt tình. Nhưng thiệt tình mà nói, Triển lãm Tranh, Tượng Cà Mau năm 2015 lần này là tui vui nhất”. Anh là Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong. Từ lâu, người yêu nghệ thuật điêu khắc biết đến Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong vì sự nổi tiếng với nhiều tác phẩm lớn để đời.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật tranh, tượng cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Nhưng đó là chuyện ở các thành phố lớn, còn ở xứ Cà Mau thì rất xa lạ. Vậy mà có nhà điêu khắc nổi tiếng bị mấy người bạn ở Cà Mau “rủ rê” mang tượng xuống triển lãm. Ai ngờ dân Cà Mau ủng hộ quá trời. Anh tâm sự với gương mặt vui hơi hới: “Hồi đó tới giờ tôi triển lãm rất nhiều nơi và được ủng hộ nhiệt tình. Nhưng thiệt tình mà nói, Triển lãm Tranh, Tượng Cà Mau năm 2015 lần này là tui vui nhất”. Anh là Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong. Từ lâu, người yêu nghệ thuật điêu khắc biết đến Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong vì sự nổi tiếng với nhiều tác phẩm lớn để đời.

Sắp tới giờ khai mạc thì cũng là lúc trời bắt đầu đổ mưa, ai cũng lắc đầu tiếc nuối vì công cán anh em hì hục làm sân khấu cả ngày trời xem như "bỏ sông, bỏ biển". Nhưng đứng tiếc hoài cũng chẳng thể cứu vãn được gì, nên cuối cùng anh em quyết định mỗi người một tay lụi hụi đem vài cái ghế vào phòng tranh làm lễ khai mạc dã chiến. Vậy mà ngộ, dù ngoài trời mưa rất to nhưng khách mời vẫn đến đầy đủ, người ngồi, người đứng, gương mặt ai cũng rạng ngời, chẳng ai bận tâm chuyện đứng ngồi, mưa gió. Bởi, họ đến đây với tấm lòng yêu mến nghệ thuật và tác giả.

Tượng đài Di tích Bến Vàm Lũng - Đường Hồ Chí Minh trên biển được đặt tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, do Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong thực hiện.            Ảnh: THANH QUANG

Dù không được như ý lúc khai mạc, nhưng đổi lại những người có mặt hôm đó ai cũng thích những tác phẩm điêu khắc của anh một cách bất ngờ. Họ ngắm nghía, trầm trồ từng tác phẩm với gương mặt đầy vẻ ái mộ và nể phục.

Ngoài những tác phẩm gây ấn tượng mạnh tại triển lãm này như: Tượng đài Tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển - Ngọc Hiển - Cà Mau, Chiến thắng Bến Dựa Năm Căn - Cà Mau, Tượng chân dung Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Tượng đồng Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, phác thảo Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, Chân dung Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp, Chân dung Nhà văn Nam Sơn…, người yêu nghệ thuật còn đặc biệt chú ý và xúc động trước phù điêu “Bữa cơm của mẹ”. Với phù điêu này, tác giả thể hiện một cách sinh động hình ảnh người phụ nữ ngồi bên mâm cơm với 4 chén cơm và những đôi đũa gác lên, nhưng không có người ngồi ăn.

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong chia sẻ, nhân vật trong “Bữa cơm của mẹ” là mẹ của anh. Nhà anh có 4 người hy sinh, ba và 3 người anh của anh. Từ đó, mỗi lần ăn cơm, trên mâm cơm mẹ anh bao giờ cũng cúng thêm 4 chén cơm. Nhìn cảnh đó riết rồi tác phẩm ra đời hồi nào không biết. Nói đến đây bỗng dưng đôi mắt anh nhìn về một nơi nào đó xa xăm, trầm tư, sâu lắng.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, bản thân tham gia kháng chiến khi còn rất trẻ, năm 1969, Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong công tác tại Tiểu ban Văn nghệ, thuộc Ban Tuyên huấn Khu Tây Nam Bộ (Chiến khu rừng đước - U Minh, Cà Mau)

Anh bồi hồi nhớ lại, khi Hiệp định Paris ký kết năm 1973, anh cùng đồng đội phát động vẽ tranh cổ động và triển lãm lưu động trong vùng giải phóng theo những hàng dừa, bờ chuối, thu hút mạnh sự  chú ý của quần chúng Nhân dân. Trong không khí phấn khởi, người dân càng hào hứng trước sự kiện Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Anh từng tham gia tổ chức trang trí Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua Quân khu 9 năm 1972 tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, trong rừng tràm cách Chi khu thứ 11 của  nguỵ quyền chỉ 11 km.

Lúc đó, không có ảnh Bác Hồ, các anh vẽ bằng ký ức rồi trang trọng đặt trên lễ đài. Công việc chính của anh lúc này là khắc gỗ in báo trong kháng chiến và khắc tranh cổ động, tranh truyện in phát hành trong vùng giải phóng. Ngoài ra, anh còn vẽ minh hoạ và ký hoạ các hoạt động trong kháng chiến.

Những năm chiến tranh ác liệt, địch chiếm sâu vào vùng kiểm soát của ta. Khu uỷ chủ trương đánh giặc mở rộng vùng giải phóng. Năm 1972, anh cùng một số đơn vị trong Ban Tuyên huấn cùng với chủ lực Quân khu 9 tham gia bao vây đồn Thầy Ký, huyện Đầm Dơi trong vòng 1 tháng. Việc đánh chiếm đồn này góp phần cùng Quân khu mở rộng vùng giải phóng, cá nhân anh được Quân khu tặng bằng khen.

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong tâm tình: “Bản thân là thành viên trong đội chiến đấu của cơ quan nên lúc nào tôi cũng có các dụng cụ tác nghiệp, khẩu súng CKC và chiếc xuồng ba lá cùng tôi qua sông, qua lộ cả ngày lẫn đêm, có khi ngủ trên đầm nước chỉ cách đồn giặc 500 m. Đây là những kỷ niệm đẹp, gian nan, nguy hiểm một thời của tuổi trẻ luôn khắc sâu trong tâm tưởng và có lẽ theo tôi suốt cuộc đời”.

- Những nhà điêu khắc hay hoạ sĩ thường chọn các thành phố lớn để triển lãm, quảng bá tác phẩm của mình, sao anh lại chọn Cà Mau?

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong bên tác phẩm: “Điệp viên hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn”.        Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong: Đối với tôi, về Cà Mau như về nhà của mình. Từ lâu, tôi đã xem Cà Mau là quê hương thứ 2 của mình thiệt rồi. Từ hồi còn nhỏ xíu, tôi đã theo ba đi kháng chiến khắp rừng đước Cà Mau, cho nên tình cảm và cách sống của người Cà Mau đã ăn sâu vào máu, vào tim tôi. Sau này thì lại có thêm nhiều đồng nghiệp nữa nên một phần bị “rủ rê”. Tôi cũng có triển lãm ở những thành phố lớn. Nhưng thật tình mà nói, lần này là vui nhất, hạnh phúc nhất và ý nghĩa nhất. Tôi rất cảm ơn 2 người bạn đồng nghiệp của tôi là Hoạ sĩ Phan Thái Hoàng và Lê Việt Hồng đã “rủ” tôi cùng tổ chức Triển lãm Tranh, Tượng Cà Mau năm 2015.

- Hiện tại công việc của anh là gì, xin anh chia sẻ thêm?

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong sinh năm 1954, tại xã Gia Hoà, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Hiện anh là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Những tác phẩm tiêu biểu của anh như: Chiến thắng Tức Dụp (An Giang), Tượng cá ba sa (Châu Đốc - An Giang), Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Bảo tàng Tôn Đức Thắng -TP Hồ Chí Minh), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Bảo tàng Mỹ thuật - TP Hồ Chí Minh). Anh được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Chống Mỹ hạng Nhất, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều kỷ niệm chương.

Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong: Tôi học Trung cấp Hội hoạ tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định từ năm 1976-1978, nhưng trước đó, hồi trong chiến khu tôi đã vẽ và nặn tượng rồi. Tốt nghiệp 2 năm, tôi thi vào chuyên ngành Điêu khắc tại Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh để thực hiện mong muốn tải hết sự hào hùng của chiến tranh. Tôi lập Công ty Ứng dụng Mê Kông chuyên sáng tác các đề tài lịch sử, chiến công cách mạng là chính, khách hàng của tôi phần lớn ở các tỉnh, thành ĐBSCL, Đông Nam Bộ. Trước khi xuống triển lãm tại Cà Mau, tôi mới hoàn thành công trình ở Tây Ninh.

- Xin cảm ơn Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong!./.

Khởi Huỳnh thực hiện

Liên kết hữu ích

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.