ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:34:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà nông lao đao vì nuôi trồng

Báo Cà Mau (CMO) Muốn đi lên sản xuất hàng hóa lớn phải đẩy mạnh chuyên môn hóa: nông dân là người chuyên tâm nuôi trồng, bán buôn là chuyện của thương nhân. Nhưng trớ trêu thay, nông dân hiện nay ngoài nuôi trồng, họ còn phải là người buôn bán những sản phẩm do chính mình làm ra – một cách “tự sản, tự tiêu”. Ít nhất 2 ngành quản lý sản phẩm “từ ruộng đồng tới bàn ăn” là ngành nông nghiệp và thương nghiệp, nhưng dường như họ “vô can” khi quy hoạch mùa vụ, định hướng thị trường không được thực hiện một cách quy củ.

Bài 3: Hướng mở nào cho nông dân?

Bà Đoàn Thị Duyên (64 tuổi, Phường 1, TP. Cà Mau) là nông dân duy nhất của Cà Mau đến thời điểm này đã đưa được nông sản duy nhất đạt chứng nhận an toàn để vào hệ thống Co.opMart. Thương hiệu “Rau mầm bà Năm” đã được bày bán trong siêu thị Co.opMart mấy năm qua nhưng không phải do cơ quan xúc tiến thương mại nào hỗ trợ mà do bà tự “tìm đường”, còn tất cả nông dân khác, cây rau vào siêu thị là một hành trình xa dịu vợi.

Nhọc nhằn “đi biển mồ côi”

Tờ mờ sáng đã thấy nhiều chiếc xe máy lỉnh kỉnh chở hàng khối nông sản tự trồng từ nhà ra chợ Phường 7, TP. Cà Mau bày bán. Vật vã ngồi hàng giờ đồng hồ nhưng có người chỉ bán được vài bó rau, vài con cá, trái bầu, trái bí… Đó là chưa kể đến chuyện thời tiết thất thường làm thiệt hại không nhỏ đến số lượng và chất lượng sản phẩm.

Ngoài "Rau mầm bà Năm", tất cả nông sản hàng hóa tại Co.opMart Cà Mau đều nhập từ nơi khác về.

Vội lau nhẹ mồ hôi còn lấm tấm trên vầng trán, bà Nguyễn Thị Út, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, bán rau cải ở chợ Phường 7, TP. Cà Mau, bộc bạch: “Ròng rã trồng màu suốt mấy tháng trời chỉ mong đến ngày thu hoạch. Nhưng buôn bán như thế này giống như cầu may vậy. Do ở đây rất nhiều tiểu thương và người dân tập trung đến bán nên hôm nào may mắn thì hết hàng, còn không lại chở về”.

Bà Út tâm sự: “Vừa ngồi bán mà tôi vừa hồi hộp khi trời bắt đầu chuyển mưa. Vì trời mưa thì không biết sẽ dời khối rau, cải này đi đâu cho khỏi ướt và chắc hẳn rằng lượng khách đi chợ sẽ giảm rất nhiều. Giờ ước gì có mớ vốn để ở nhà chăn nuôi gà, vịt hoặc đào ao nuôi cá để khỏi mất công đi sớm về muộn nhưng không lời lãi bao nhiêu”.

Thực tế cho thấy, không chỉ rau màu gặp khó về đầu ra mà chăn nuôi cũng chẳng khởi sắc hơn. Dẫu đã thành lập tổ hợp tác và đã được cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể nhưng nông dân xã Tân Thành, TP. Cà Mau vẫn bị thương lái ép giá và vẫn chưa được hỗ trợ về đầu ra. Sự liên kết giữa nông dân, Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học vẫn chưa chặt chẽ. Hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào bao tiêu sản phẩm nên bà con vẫn phải tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Có người tìm thương lái bán rẻ, lại có người “trồng tận gốc, bán tận ngọn”.

Ông Tô Hoàng Xuyên, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tân Thành, TP. Cà Mau, bộc bạch: “Không chỉ đầu ra không ổn định mà đầu vào cũng rất bấp bênh, vì chất lượng con giống quá kém, giá cả vật tư quá cao. Chúng tôi mong muốn các ngành chức năng kiểm soát sát sao hơn nữa về con giống, vật tư nông nghiệp – thủy sản”.

Trở lại chuyện hành trình “Rau mầm bà Năm” gian nan tìm đường vào siêu thị, bà Đoàn Thị Duyên tâm sự: “Sau nhiều lần thử nghiệm trồng rau mầm thất bại, cuối cùng tôi cũng đã cho ra sản phẩm rau mầm như ý muốn. Nhưng sản phẩm ra đời mà không ai biết đến nên không còn cách nào khác, tôi đem rau cho hàng xóm và người thân quen, đồng thời giới thiệu cho họ biết về tác dụng và cách sử dụng rau mầm”.

Nhờ “tiếng lành đồn xa”, nhiều người đã đến cơ sở của bà Duyên đặt hàng rau mầm để đem về phục vụ cho bữa ăn hoặc đám tiệc trong gia đình. Thấy sản phẩm mình làm ra đã được nhiều người chất nhận, bà Duyên “thừa thắng xông lên”, đem rau mầm chào hàng ở các quán nhậu, nhà hàng, Co.opMart Cà Mau và đều được chấp nhận.

Bà Duyên chia sẻ: “Từ trước đến nay, vợ chồng tôi “tự bơi” chớ không được ai giúp đỡ hay hỗ trợ bất cứ vấn đề gì. Và muốn đưa rau vào Co.opMart phải có giấy chứng nhận rau sạch của Sở NN&PTNT, giấy kiểm nghiệm vi sinh. Khi có được những thủ tục cần thiết, phía Co.opMart sẽ kiểm tra lại chất lượng rau và ký hợp đồng. Trong hợp đồng ký với Co.opMart có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, buộc người trồng rau phải có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra và tuân thủ đúng vấn đề an toàn thực phẩm”.

Dẫu cách làm của bà đã được nhiều báo đài trong và ngoài tỉnh tuyên truyền, quảng bá nhưng mấy năm qua vẫn chưa thấy ngành chức năng nào xúc tiến nhân rộng cách làm này cho bà con trồng màu ở nông thôn.

Nuôi mãi không chịu lớn

Anh Huỳnh Quang Hiệp, Quản lý chất lượng sản phẩm Co.opMart Cà Mau, cho biết: “Ở Cà Mau, chúng tôi chỉ nhập hàng “Rau mầm bà Năm” thường xuyên và dưa hấu Lý Văn Lâm vào dịp Tết vừa rồi; còn tất cả các mặt hàng nông sản khác đều nhập từ Đà Lạt và nơi khác. Dẫu chi phí có đắt đỏ hơn nhưng đảm bảo được các tiêu chuẩn chúng tôi đưa ra. Muốn sản phẩm của mình được bày bán trong siêu thị thì buộc người trồng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm… Nhưng nhìn chung, ở Cà Mau, ngoài 2 địa chỉ vừa kể, chưa có nơi nào đạt được tiêu chuẩn này”.

Dẫu là tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp lớn nhưng nông sản Cà Mau lại thua ngay trên sân nhà khi tranh chiếc vé vào siêu thị.

Rau an toàn xã Lý Văn Lâm đã phá sản mơ ước vào Co.opMart dẫu đã đầu tư số tiền không nhỏ. Ông Thái Văn Tính, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Cà Mau, lý giải: “Do người dân xã Lý Văn Lâm trồng rau gần khu chăn nuôi nên khi đến khi kiểm tra chất lượng để cấp chứng nhận rau sạch thì không đạt yêu cầu. Vì thế, chúng tôi không thể hỗ trợ bà con về đầu ra”.

Và khi nói như thế, trách nhiệm “rau an toàn không an toàn” thuộc người dân và cơ quan chuyên ngành vô can? Khi người dân được vận động, khuyến khích vào dự án trồng thí điểm rau sạch thì họ chỉ có nhiệm vụ trồng, còn ngành chuyên môn phải hỗ trợ họ về kỹ thuật và đầu ra. Vấn đề đặt ra là tại sao khi quy hoạch trồng rau, những người có trách nhiệm lại chọn nơi chăn nuôi hoặc không khuyến cáo hoặc bắt buộc người dân không được chăn nuôi khi thí điểm trồng rau?

Thí điểm rau an toàn đã không thành công, thời điểm này xã Lý Văn Lâm đang tiếp tục thí điểm trồng rau VietGAP với số vốn Nhà nước hỗ trợ khá lớn. Thế nhưng cũng chẳng biết quy hoạch vùng trồng rau đã hợp lý hay chưa, có được cấp chứng nhận và tìm được doanh nghiệp thu mua hay không thì không ai dám đứng ra đảm bảo.

Hiện có nhiều dự án Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích nông dân nuôi trồng nhưng vẫn bị kẹt cứng về đầu ra. Chẳng hạn như dự án nuôi cá sấu được triển khai ở Ấp 10, xã An Xuyên, TP. Cà Mau. Dự án này được đầu tư 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân, thời hạn hoàn trả vốn trong vòng 2 năm. Nhưng vừa qua, giá cá sấu giảm mạnh, nông dân khóc ròng vì kỳ hạn trả nợ sắp đến.

Ông Huỳnh Văn Cận, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi cá sấu Ấp 10, xã An Xuyên, buồn bã: “Chúng tôi rất vui khi được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế. Nhưng do thị trường trong nước dễ biến động nên rất mong các ban, ngành xem xét, quan tâm về vấn đề đầu ra cho chúng tôi”.

Chuyện muôn thuở của nông dân là vấn đề “đầu ra”. Đó không chỉ là lời cầu cứu của riêng ông Cận mà của toàn thể nông dân, vì hiện nay bất kể nuôi con gì hoặc trồng cây gì và nuôi trồng như thế để không bị tắt nghẽn về đầu ra thì rất nhiều ngành trong chuỗi sản xuất này chưa đưa ra được quy trình, quy hoạch. Và lời thỉnh cầu từ thực tế cuộc sống mong các ngành chức năng đừng ngồi yên mà hãy có động thái thiết thực, khoa học để tháo gỡ thực trạng này.

Bài 1: Khổ vì nuôi cá

Bài 2: Đắng cay vì rau màu​​​​​​​

 

Phóng sự của Phùng Ngọc Trầm

Mục tiêu dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại xã Lý Văn Lâm là tạo vành đai xanh cho TP. Cà Mau. Theo phân kỳ thực hiện, năm 2013-2014, dự án triển khai trên quy mô 2,5 ha, với 35 hộ dân tham gia. Năm 2014–2015 mở rộng ra 8 ha, với 35 hộ tham gia. Tổng kinh phí đầu tư của dự án hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng của nông dân gần 800 triệu đồng. Cơ sở sơ chế rau an toàn do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Lý Văn Lâm đầu tư hiện đang bỏ trống.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.