ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 13:24:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà thầu bỏ dở thi công, người dân hơn 2 năm chờ lộ

Báo Cà Mau (CMO) Nhiều đoạn bị đào xới sâu hơn 5 tấc nhưng chưa được bơm cát san lấp nền hạ, lối đi hai bên nhỏ hẹp, cỏ mọc um tùm. Ở các cống xổ nước vuông tôm của người dân, các trụ bê-tông cặm dở dang, sườn sắt lởm chởm hoen rỉ… Đó là những gì chúng tôi ghi nhận được trên tuyến đê chống tràn kết hợp lộ, cầu giao thông nông thôn bằng bê-tông cốt thép ở ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước vào những ngày đầu tháng 8 này.

Ông Chiến bức xúc khi hằng ngày phải đi trên đường mòn nhỏ hẹp, kế bên là hố sâu cỏ mọc um tùm.

Theo ông Phan Văn Bảo, công chức phụ trách nông nghiệp xã Hoà Mỹ, tuyến đê chống tràn kết hợp lộ, cầu giao thông nông thôn bằng bê-tông cốt thép, thuộc công trình nâng cấp hạ tầng cơ sở nằm trong Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là Dự án CRSD) do Ban Quản lý Dự án CRSD, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, làm chủ đầu tư. Tuy đã được khởi công xây dựng từ tháng 4/2016 nhưng chỉ thi công khoảng 4, 5 lần rồi ngưng hẳn từ khoảng giữa năm 2017 đến nay.

“Tuyến đê này có chiều dài 2.400 m (trên tuyến có 2 cầu giao thông), đấu nối với tuyến đường về khu căn cứ Tỉnh uỷ (thuộc ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân) đến Mũi Ông Lục (thuộc ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ). Cầu, lộ được xây dựng hoàn thành, không chỉ đảm bảo thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thuỷ sản ven bờ, 35 hộ dân trên tuyến được hưởng lợi mà giao thông thông suốt còn là điều kiện để ấp nghèo Thị Tường phát triển vươn lên”, ông Bảo thông tin.

Ông Lê Văn Chiến, người dân sống trên tuyến đê, cho hay, lúc mới khởi công xây dựng, nhà thầu hứa là sẽ đẩy nhanh tiến độ để người dân đón Xuân Bính Thân trên con lộ mới, nhưng rồi “lời hứa gió bay”. Sau lễ khởi công lác đác chỉ vài công nhân đến công trình, lộ bị đào xới lung tung, lồi lõm từng đoạn, lâu lâu mới được bơm cát nhưng chỉ bơm cầm chừng. Ông Chiến không ít lần đại diện bà con trên tuyến trực tiếp yêu cầu chủ đầu tư. Khi dân bức xúc yêu cầu liên tục thì nhà thầu đưa nhân công vào làm, nhưng cũng thi công kiểu “dằn phong trào” rồi bỏ phế luôn đến nay.

Bà Lê Hồng Liệt (sống gần nhà ông Chiến), bộc bạch: "Từ khi lộ này bị đào xới rồi bỏ phế đến nay, cỏ mọc um tùm nên người dân phải cùng nhau làm cỏ để có được lối đi nhỏ (hai bên mép lộ đã bị đào xới), không ít người sống trên tuyến đã bị té, may mà thương tích nhẹ". Chính bà Liệt cũng vừa bị té cách nay vài ngày do đường trơn trượt, bị đập vào trụ cột bê-tông, sưng húp ống chân.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ Hà Phương Đông kiến nghị: "Thời gian xây dựng cầu, lộ giao thông trên tuyến đê này đã kéo dài quá lâu. Thi công dở dang như thế ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân, nhất là trẻ em khó khăn đi lại hằng ngày, tai nạn có thể xảy ra bất cứ nào. Vì vậy, chủ đầu tư cần sớm có giải pháp khắc phục".

Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau về vấn đề đã nêu, ông Nguyễn Trung Hưởng, Giám đốc Ban Quản lý Dự án CRSD Cà Mau, cho biết, Dự án CRSD được triển khai xây dựng 10 vùng nuôi từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, mỗi vùng nuôi được đầu tư kinh phí 200.000 đô-la Mỹ (tương ứng khoảng trên 4,4 tỷ đồng) và Hoà Mỹ là 1 trong 10 vùng được đầu tư. Công trình xây dựng cầu, lộ giao thông trên tuyến này được tổ chức đấu thầu công khai, đúng luật định, đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần xây dựng Hoà Dương (có trụ sở đặt tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Tuy nhiên, công ty này chây ì, không chỉ gây bức xúc trong dư luận nhân dân mà UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng rất quan tâm. Sau nhiều lần nhắc nhở, tháng 3/2018, Ban Quản lý đã tham mưu cấp trên cắt hợp đồng nhà thầu này (thủ tục hoàn thành vào cuối tháng 5/2018) và phạt trên 400 triệu đồng tiền sai hợp đồng. Hiện Ban Quản lý dự án đang tiến hành hồ sơ thủ tục tổ chức đấu thầu lại (dự kiến trong tháng 9/2018)./.

 Mỹ Pha

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.