ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 00:10:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhạc sĩ Phan Thao: Quê hương và những khúc tình ca

Báo Cà Mau “Ai về An Giang quê em với dòng sông mát rượi. Đồng lúa bát ngát mênh mông, như tấm thảm nhung vàng. Có rừng cây núi cao, điểm tô đất mẹ muôn đời đẹp xinh…”, đó là đoạn mở đầu của ca khúc “An Giang quê em”, nhóm Tam ca Áo Trắng trình bày rất thành công. An Giang cũng chính là quê hương của tác giả - Nhạc sĩ Phan Thao. Bài hát này ông sáng tác đã lâu. Ca từ đẹp, trong vắt, không màu mè hay cầu kỳ nhưng không thiếu phần sang trọng. Thời gian qua, đã có nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện để lại ấn tượng trong lòng người yêu nhạc. Bây giờ, mỗi khi có dịp nghe lại vẫn thấy xao xuyến như thuở nào.

“Ai về An Giang quê em với dòng sông mát rượi. Đồng lúa bát ngát mênh mông, như tấm thảm nhung vàng. Có rừng cây núi cao, điểm tô đất mẹ muôn đời đẹp xinh…”, đó là đoạn mở đầu của ca khúc “An Giang quê em”, nhóm Tam ca Áo Trắng trình bày rất thành công. An Giang cũng chính là quê hương của tác giả - Nhạc sĩ Phan Thao. Bài hát này ông sáng tác đã lâu. Ca từ đẹp, trong vắt, không màu mè hay cầu kỳ nhưng không thiếu phần sang trọng. Thời gian qua, đã có nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện để lại ấn tượng trong lòng người yêu nhạc. Bây giờ, mỗi khi có dịp nghe lại vẫn thấy xao xuyến như thuở nào.

Dù trước khi gặp ông tại Sài Gòn, tôi đã nghe một số ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông; trên đường đi, một người anh từng sống và làm việc với ông kể cho tôi nghe về cuộc đời ông khá ấn tượng; nhưng lúc vừa mới gặp, tôi vẫn hơi bất ngờ. Bởi cho dù có trí tượng cỡ nào đi nữa thì tôi cũng không thể nào hình dung nổi một nhạc sĩ nổi tiếng như ông, sống và làm việc ở Sài Gòn mấy chục năm trời vậy mà từ ngoại hình cho đến tính cách không có chút bóng dáng gì của người thành phố, nhìn ông giống nông dân hơn.

Tôi còn nhớ như in, hôm đó thiệt vui. Tất cả chúng tôi ngồi quay quần bên mâm cơm tại nhà một người anh bạn (cũng quê Cà Mau) ngay giữa trung tâm Sài Gòn vậy mà tôi cứ nghĩ mình đang ngồi ở dưới quê, bởi trên bàn toàn là những món ăn đồng quê, từ ba khía muối, mắm cá lóc, rau đắng đất… Rồi những câu chuyện về âm nhạc của ông thời kháng chiến, về làng quê, tình bạn thời chăn trâu cắt cỏ, ngoài những thứ đó ra thì không có câu chuyện nào khác xuất hiện ở đây. Những hình ảnh ngày xưa cứ lần lượt kéo về chầm chậm một cách lung linh và sống động như những thước phim tài liệu. Ông kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện lúc ông đi kháng chiến, câu chuyện nào cũng mang đầy tính nhân văn và tình người. Thỉnh thoảng tôi để ý thấy ông hay nhìn về một nơi nào đó xa xăm khi nhắc về những đồng đội của mình bây giờ không còn nữa. Ông là vậy, lúc nào cũng tình cảm và chân tình.

Ðêm bắt đầu về khuya, ngoài đường cũng bớt những tiếng ồn ào đặc trưng của thành phố. Theo nhã ý, ông bắt đầu hát tặng cho chúng tôi những ca khúc của ông. Không trống, không đàn, chỉ có giọng hát du dương lúc trầm lúc bổng, lúc da diết, thắt ruột thắt gan của ông cũng đủ làm cho tôi cảm nhận như thể đây là lần đầu tiên trong đời được thưởng thức một đêm nhạc ý nghĩa nhất. Tôi thầm nghĩ, không phải ca sĩ chuyên nghiệp nào cũng có thể hiện có hồn như vậy được, chỉ có những người đã vắt óc, nặn tim cho ra những đứa con tinh thần như ông mới thể hiện được như vậy. Tôi thấy lúc này ông thật sự là một nghệ sĩ đỉnh cao.

Ông viết không nhiều nhưng đều tay và chất lượng, bài hát nào của ông cũng để lại trong lòng người yêu nhạc nhiều ấn tượng, trong đó có hợp xướng “Ðất nước hôm nay” là gây ấn tượng nhiều nhất với tôi bởi ca từ đẹp, giai điệu trong sáng và hào hùng: “Tổ quốc Việt Nam có bao giờ đẹp như hôm nay. Bốn ngàn năm để có một ngày. Ngày non sông sum vầy trọn niềm âu ca. Ơi Việt Nam, Việt Nam nơi chân lý con người…”. Bài hát này ca sĩ Cao Minh thể hiện rất thành công.

Ông kể, ông mê âm nhạc hồi còn nhỏ xíu, suốt ngày không làm gì cứ nghêu ngao hát theo máy hát đĩa hoặc nhẩm theo những làn điệu dân ca hoài, rồi thầm nhủ với lòng khi lớn lên giá nào cũng sẽ đi học trường nhạc. Mơ ước là vậy, nhưng không hiểu sao, đùng một cái, năm 12 tuổi, thấy các anh chị đi kháng chiến, ông lại xin gia đình cho mình đi. Vào chiến khu, ông được phân công làm liên lạc. Thời gian này, tình yêu âm nhạc với ông vẫn còn nguyên vẹn như ngày nào. Làm liên lạc nên ông cũng thường xuyên được gặp các văn nghệ sĩ. Vậy là ông âm thầm vừa làm nhiệm vụ vừa học hỏi những người đi trước, rồi tự mày mò, nghiên cứu viết nhạc. 4 năm sau thì lòng yêu nhạc và sự khổ luyện ấy cũng được đền bù, đó là bài  nhạc đầu tiên của ông được đăng trên tờ Báo Trung Lập, ông mừng rơi nước mắt. Năm đó, ông vừa tròn 16 tuổi.

Và từ đó, ngọn lửa âm nhạc trong ông càng bùng cháy dữ dội, ông cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ chính trị hơn. Những tác phẩm ấy cho tới bây giờ vẫn còn nhiều người muốn nghe lại.

Nhạc sĩ Phan Thao sinh năm 1942, tại An Giang; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông công tác ở Đoàn Văn công giải phóng miền Nam, Đoàn Văn công giải phóng Khu Tây Nam Bộ, đi phục vụ rất nhiều nơi. Hoà bình lập lại, ông làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn học - Nghệ thuật An Giang và sau khi tốt nghiệp nhạc viện, ông về làm bộ phận biên tập ca nhạc Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.

Những tác phẩm tiêu biểu: Hợp xướng “Đất nước hôm nay”, “Đêm đồng bưng nghe tiếng đàn bầu”, “Hồ Thị Kỷ, Đất Mũi hát tên em”, “An Giang Quê em”, “Đàn tôi” (phổ thơ Nguyễn Bính), “Đường ta đi mùa xuân”, “Đại đội 6 anh hùng”… Một số bài hát của ông hiện được biểu diễn rộng rãi tại TP Hồ Chí Minh như: “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh”, “Bình minh thành phố”… gây được nhiều ấn tượng cho giới trẻ, bởi giai điệu vui tươi, lành mạnh.

Nhạc sĩ Phan Thao là một trong những nhạc sĩ trong kháng chiến thành công nhất, và có nhiều tác phẩm đi cùng năm tháng. Ông viết đủ thể loại, từ nhạc quê hương, nhạc cách mạng, hợp xướng…, sau này ông còn viết cả nhạc trẻ nữa. Ở thể loại nào, ông cũng thành công. Nhạc của ông nhẹ nhàng, gần gũi, không màu mè hay hoa mỹ. Chính như con người của ông vậy, và nó trở thành thế mạnh của ông, nên không lẫn lộn vào ai được. Ðiều này thể hiện rất rõ trong những tác phẩm: “Ðêm đồng bưng nghe tiếng đàn bầu”, “An Giang quê em”, “Hồ Thị Kỷ, Ðất Mũi hát tên em”, “Chào Tây Ðô anh hùng”… Khi nghe những bài hát này mới giật mình và nghĩ thầm trong bụng, hèn chi, ông sống và làm việc ở đất Sài Gòn mấy chục năm trời mà không có gì làm thay đổi ông được. Có lẽ, khói đốt đồng, con sông quê, tiếng gọi nhau ơi ới ngày mùa… đã ăn sâu vào máu thịt của ông rồi làm sao mà thay đổi cho được.

Bạn bè, đồng nghiệp từ lâu rất kính nể ông, từ cách sống cho tới cách làm việc. Ðặc biệt là lòng đam mê âm nhạc của ông, lúc nào cũng say mê sáng tác không mệt mỏi. Ngay lúc ở cái tuổi không còn trẻ nữa vậy mà ông vẫn vào học Nhạc viện hệ chính quy 7 năm, trong cái nhìn kính nể của mọi người.

Hiện tại, Nhạc sĩ Phan Thao đã về hưu, nhưng ông không chọn cách nghỉ ngơi như nhiều người từng chọn. Lúc nào ông cũng miệt mài sáng tác rồi đi chấm thi ca nhạc ở nhiều tỉnh. Với ông, được sáng tác là niềm vui lớn trong đời.

Lúc từ giã ra về, nhìn vào mắt ông, tôi biết ông bằng lòng với những gì mình đang có. Nhưng trong đầu tôi vẫn thắc mắc, là một nhạc sĩ như ông có rất nhiều ca khúc hay, ấn tượng vậy mà độ lan toả quá khiêm tốn. Dẫu biết rằng mỗi người làm nghệ thuật ngoài tài năng, phần lớn là nhờ cái duyên và may mắn… Nhưng sao mỗi lần nghĩ về ông, tôi vẫn thấy có chút gì đó tiếc nuối, rượi buồn./.

Khởi Huỳnh

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng