ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 28-1-25 11:16:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhan nhản hành vi dùng điện thoại khi lái xe

Báo Cà Mau Mặc dù pháp luật đã có những chế tài nghiêm, nâng mức phạt, thế nhưng, người vi phạm về nghe điện thoại khi lái xe vẫn nhan nhản, bất chấp luật. Ðây là hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời, nên một bộ phận người khi tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm.

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe bị xử phạt rất ít so với vi phạm thực tế, bởi đây là hành vi phải được kiểm tra quả tang mới có thể xử lý vi phạm. Cũng chính vì thế, khi có sự xuất hiện của lực lượng chức năng, hầu hết người vi phạm đều dùng mọi cách để né tránh.

Vừa điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, vừa sử dụng điện thoại tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. (Ảnh minh hoạ)

Trung tá Nguyễn Minh Mẫn, Ðội trưởng Ðội Cảnh sát giao thông, trật tự, Công an TP Cà Mau, cho biết: “Mặc dù lực lượng làm nhiệm vụ của Ðội đã thường xuyên ra quân tuần tra, kiểm soát đối với lỗi vi phạm này, nhưng đây là lỗi mà người vi phạm rất dễ né tránh, khi phát hiện có lực lượng chức năng là họ cất máy ngay. Thường cũng chỉ phát hiện đối với các vi phạm của người điều khiển xe mô tô, còn đối với người điều khiển xe ô tô càng khó xử lý hơn. Nhưng không vì thế mà chúng tôi không có biện pháp để ngăn ngừa, xử lý. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra, xử lý đối với lỗi này, vừa xử lý, vừa tuyên truyền, để người tham gia giao thông nhận thấy được tác hại, nguy cơ tiềm ẩn của lỗi này, tự giác chấp hành”.

Thực tế cho thấy, tình trạng người sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông vẫn không có chiều hướng giảm, nhất là hiện nay, khi các loại hình xe công nghệ, đội ngũ giao hàng (shipper) đang có xu hướng phát triển nhiều hơn so với trước. Ðây là nhóm người thường xuyên giao dịch với khách hàng bằng điện thoại, thế nên, nhiều người làm nghề này vẫn thường tranh thủ thời gian vừa di chuyển, vừa liên hệ với khách hàng qua điện thoại.

Anh H.Q.T, một shipper tại khu vực Phường 9, TP Cà Mau, cho biết: “Giao hơn trăm đơn hàng, mỗi lần liên hệ với khách hàng phải dừng lại nghe điện thoại thì sẽ mất nhiều thời gian. Cho nên, dù biết là vi phạm, nhưng cũng ráng nhìn trước, nhìn sau rồi chạy cho kịp, nếu gặp lực lượng giao thông phát hiện xử lý thì cũng chịu thôi”.

Ðây cũng là biện minh của nhiều người hành nghề này, cũng như của nhiều người có hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.

Mỗi người đều có một lý do để biện minh cho hành vi vi phạm của mình, thế nhưng, hệ luỵ khôn lường của việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông thật khó lường. Nhiều người vẫn chủ quan khi cho rằng có thể kiểm soát được phương tiện, lái xe an toàn khi vừa lái xe, vừa vô tư nghe điện thoại trên đường.

Tình trạng người sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn diễn ra phổ biến trên các tuyến đường địa bàn TP Cà Mau.

Thực tế đã có không ít vụ va chạm, tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện bất cẩn, thiếu quan sát, do sử dụng điện thoại khi lái xe.

Mặc dù quy định, chế tài đã có và rất nghiêm, nhưng những hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông diễn ra phổ biến, người dùng vẫn bất chấp luật.

Ðể ngăn ngừa được nguy cơ tiềm ẩn từ việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của ngành chức năng. Cùng với đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng dần ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông.


Hành vi vừa điều khiển phương tiện, vừa sử dụng điện thoại mà gây tai nạn, làm thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người khác, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm (theo quy định tại Ðiều 260, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 123/2021/NÐ-CP của Chính phủ, việc xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, mức phạt đối với xe ô tô là từ 2-3 triệu đồng, đối với xe mô tô là từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng, đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; từ 2-4 tháng đối với hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.


 

Lê Chí - Nguyễn Phú

 

Tăng mức xử phạt giao thông: Răn đe, điều chỉnh hành vi

"Tai nạn giao thông (TNGT) gây ra những hậu quả rất nặng nề. Trong nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thì lỗi chủ quan vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Chính vì thế, việc tăng mức xử phạt được xem là sự răn đe, để người điều khiển giao thông điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông”, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, nêu quan điểm.

Chuyển biến mới trong chấp hành pháp luật giao thông

Với nỗ lực của lực lượng chức năng, cũng như việc Nghị định 168/2024/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực với mức phạt của một số hành vi vi phạm tăng lên, đã tạo chuyển biến mới trong chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT).

Cần quản lý chặt chợ tự phát

Hiện nay, tại khu vực giao lộ Ðầm Dơi - Cà Mau thuộc tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua xã Hoà Thành, TP Cà Mau, xuất hiện nhiều hộ dân buôn bán tự phát ven tuyến đường DT988 hướng về trung tâm huyện Ðầm Dơi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ðiều đáng quan tâm là, nếu thiếu sự quản lý kịp thời, một khi đã hình thành chợ lớn hơn thì việc dẹp bỏ hoặc sắp xếp lại sẽ trở nên khó khăn và phức tạp.

Hiệu ứng từ tuyến đường “Nhà tôi an toàn”

Mô hình tuyến đường "Nhà tôi an toàn" là sáng kiến được triển khai từ tháng 5/2024, với sự phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, mô hình này không chỉ đơn thuần là hoạt động tuyên truyền về ATGT, mà còn góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, có ý thức và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác khi tham gia giao thông.

Hệ luỵ từ “vui quá chừng, dừng không đúng lúc”

Uống rượu, bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, lạm dụng rượu, bia lại vô cùng nguy hiểm.

Cộng đồng trách nhiệm vì mùa xuân an toàn

Nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) thời điểm cuối năm, cũng như cao điểm tết Dương lịch, tết Nguyên đán 2025, Ban ATGT tỉnh chủ động tham mưu triển khai kế hoạch mở cao điểm đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Cái nghèo bủa vây vì tai nạn giao thông

Khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, khốn cùng vì tai nạn giao thông (TNGT), chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hậu quả nghiêm trọng mà TNGT để lại. Không chỉ hứng chịu nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, mà ở những số phận không may đó, cái nghèo mãi bủa vây và cuộc sống vốn khó khăn nay càng khốn khó hơn.

Ra quân cao điểm bảo đảm trật tự, giao thông dịp Tết

Sáng 15/12/2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội (TTATGT, TTXH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ  và các lễ hội đầu xuân 2025.

Trao tặng 105 mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1

Với thông điệp "Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và đúng cách cho trẻ em khi tham gia giao thông chính là thể hiện tình yêu thương của các bậc cha mẹ đối với con em mình. Chúng ta hãy cùng giữ trọn ước mơ, để những chiếc mũ bảo hiểm bảo vệ con em mình trên đường đến trường", năm học 2024-2025 là năm thứ 6 tỉnh Cà Mau cùng với các địa phương trên cả nước tiếp tục được Công ty Honda Việt Nam trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh bước vào lớp 1, trong đó chỉ riêng tỉnh Cà Mau có 19.874 học sinh được trao tặng mũ bảo hiểm.

Chung tay hỗ trợ nạn nhân giao thông

Trong những ngày qua, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau cùng các ban, ngành có liên quan tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà, động viên các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh. Ghi nhận tại TP Cà Mau, có nhiều hoàn cảnh gia đình nạn nhân rất cần được hỗ trợ, để họ vượt qua nỗi đau, khó khăn trước mắt.