ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 21:12:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhớ chú Tám Nguyễn ở đồng Bìm Bịp

Báo Cà Mau (CMO) Soạn giả Trọng Nguyễn là ngòi bút sắc bén trong kháng chiến và cả thời bình. Ông bệnh nặng do té ngã phải cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM), sau đó đưa về Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và qua đời lúc 10 giờ ngày 25/1 do căn bệnh viêm phổi cấp tính, hưởng thọ 81 tuổi. Sự ra đi của ông để lại nhiều thương tiếc cho công chúng và văn nghệ sĩ. Báo Cà Mau xin trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Nguyễn Bé, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam viết về ông – một người nghệ sỹ tài hoa.

Soạn giả Trọng Nguyễn tại buổi lễ nhận giải thưởng Phan Ngọc Hiển năm 2005. Ảnh: Huỳnh Lâm

“Đước đứng ven sông mang nhiều vết đạn
Đầu đội lá vàng tím ruột trải than cây
Giặc Mỹ hung hăng cho tàu hạm đến đất này
Cả quê hương nổi sóng
Sông biển đầy chiến công”

Sáng sớm tôi đang tưới cây, vợ tôi chay ra vườn rau thảng thốt: “Anh ơi, chú Tám Nguyễn mất rồi!” Tôi bàng hoàng và chợt nhớ mấy câu thơ trên. 

Thực ra đó là mấy câu nói lối của bài ca vọng cổ “Rừng biển quê nhà”, một trong những tiết mục chính của Đoàn Văn công giải phóng Khu Tây Nam Bộ vào những năm 70 thế kỷ 20. Đó là thời kỳ Mỹ - ngụy dùng chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” hòng phong tỏa sông Tam Giang, chia cắt vùng Duyên hải (địa phận huyện Ngọc Hiển ngày nay) vì chúng biết rằng nơi đây là kho tàng vũ khí – bến của Đoàn tàu không số - Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Soạn giả Trọng Nguyễn - ảnh chụp năm 2005. Ảnh: Huỳnh Lâm

Tôi lớn lên trong rừng đước sông nước Cà Mau nên chèo xuồng một chèo “lạo” khá giỏi. Chú Hai Ớt (Võ Hồng Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) và chú Tám Nguyễn đi công tác chung quanh vùng kinh Ông Đơn – Thanh Tùng thường biểu tôi theo.
Một lần, tôi vừa lạo xuồng xuôi nước êm ru trong kinh Sọ Đầu. Ngồi trong xuồng dưới tán đước xanh thẳm, chú Tám có vẻ hài lòng, sảng khoái. Thấy vậy, tôi hỏi: “Chú viết bài “Rừng biển quê nhà” hồi nào mà nghe đã quá vậy, nghe qua một hai lần mà con thuộc gần hết”. Mặt ông rạng rỡ: “Tao đẻ nó ra hồi năm ngoái (1972). Hồi mình đánh banh chành cái Hạm đội nổi Năm Căn mà tụi Mỹ - Thiệu cho là bất khả xâm phạm. Mà đâu chỉ có vậy. Trên sông này mình còn nhận chìm hơn 200 tàu sắt Mỹ. Có cả tiểu pháo hạm cao như tòa nhà 5 từng nữa chớ. Một bài vọng cổ có thấm vào đâu. Tao đang ấp ủ một vở tuồng…”

“À mà sao chú nói “đước đầu đội lá vàng, tím ruột…”? Biển có bờ mà chú nói “biển nhớ ai mà biển rộng không bờ”?”

Ông trầm ngâm: “Cây đước xứ mình cùng chịu số phận chiến tranh như con người. Còn biển à? Thì biển có bờ và biển không biết nhớ. Nhưng con người thì nhớ biển. Tao nhớ biển. Mà nỗi nhớ thì đâu có bờ con ơi!”

Được chèo xuồng dù trong nắng mưa hay sông sâu nước chảy mệt lã mồ hôi, đưa một người như chú Tám tôi thấy lòng mình sung sướng hơn cực nhọc. Bởi trước đó cả chục năm, tôi đã xem vở cải lương “Giọt máu oan cừu” mà chưa biết mặt tác giả Trọng Nguyễn ra sao.
Sau tết Mậu Thân, mẹ dắt tôi đến huyện Đầm Dơi (lúc đó có tên là huyện Tư Kháng) để đưa tôi vào trường Trung học kháng chiến Lý Tự Trọng của Khu Tây Nam Bộ. Tôi lớn lên nhờ chén cơm manh áo của bà con đồng bào, 6 tuổi mới được sống bên mẹ. Tính ra có 5 năm nay lại chia xa.

Soạn giả Trọng Nguyễn tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất tổ chức tại Bạc Liêu, tháng 4/1014. Ảnh: Huỳnh Lâm

Trong nắng chiều ngả dài nghiêng theo đám lá dừa nước ven sông, xuồng gần khuất lái, mẹ tôi nghiêng nón lá ngoái lại nhìn phía bờ nơi tôi còn đứng như chôn chân. Mẹ tôi đi về phía Cần Thơ tuyến lửa. Còn tôi ở lại phía sau không một người bà con máu mủ ruột rà… Một bàn tay ấm nóng đặt lên vai tôi. Ngoái lại, tôi nhận ra cậu Bảy Tửng (sau này là Đại tá, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau) và dì Tư Xuân, cán bộ huyện đoàn mà tôi mới vừa biết sáng nay. Dì Tư Xuân biểu: “Thôi lên nhà đi con. Chút nữa cậu với dì Tư dắt con đi coi cải lương”.

Vượt cánh đồng rạ mới sau mùa gặt còn ngọt ngào hương lúa, từ Tân Đức qua Tân Phước, tốp chúng tôi đến với đêm cải lương trong ánh đèn măng-xông sáng lòa cùng tiếng nhạc đờn màng hối thúc. Đó là đêm Đoàn Văn công xã Quách Phẩm B diễn vở “Giọt máu oan cừu” của tác giả Trọng Nguyễn. Người đóng vai chị Minh - vợ người nông dân sau là cán bộ cách mạng, là cô Út Nhiều, người con gái ở ấp Ông Đơn đẹp mỹ miều. 

Cảnh chồng chị Minh là anh Luân đi nhấp cá về cho vợ ăn trong lúc nằm ở cử bị bọn địa chủ cường hào ác bá đánh đập cho đến chết làm khán giả sôi sục căm thù. Với tôi hình ảnh đó không thể phai mờ và cũng chính đêm cải lương đó làm tôi vợi đi nỗi nhớ mẹ oặn thắt trong lòng. 

Cho nên khi đi công tác chung với chú tôi mới hỏi: “Hồi đó ở đồng Bìm Bịp xứ chú địa chủ ác lắm hả? Mà gia đình chú Luân có bà con họ hàng gì với chú không?” Ánh mắt ông xa xăm: “Ông bà chú ở vùng trên, miệt Long An, bị địa chủ cường hào ác bá ức hiếp mới về đất Cà Mau này khai phá. Chuyện trong tuồng cải lương là do chú hư cấu điển hình hóa thôi, chứ đâu là người cụ thể. Mà cụ thể, thực tế còn thảm thương hơn con ơi…”. Lúc đó tôi chưa biết hư cấu, điển hình hóa là gì.

Năm 1974, từ bìa rừng kinh Ông Đơn, tôi đưa chú Tám về nhà ở đồng Bìm Bịp, kinh Khai Hoang, xã Quách Văn Phẩm, sau đó chở gạo về cơ quan. Trước lúc tôi quay xuồng trở lại, chú nói: “Lúa nhà đang chín rộ, thiếm Tám với mấy đứa em mày làm không xuể. Chú ở lại gặt tiếp bả mấy bữa. Con về kẻo nước ngược. Nhớ chừng máy bay, hễ nghe tiếng là tấp vô rừng liền nghen”.

Tôi chèo xuồng về một mình và trong đầu miên man những điều mà tôi vừa kể lại nãy giờ.

Mới cách nay chừng vài tháng, nhạc sỹ Hoàng Bửu, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cùng các văn nghệ sỹ hưu trí ở Cà Mau và Đoàn Cải lương Hương Tràm rước chú Tám về Cà Mau họp mặt trong niềm vui ấm áp nghĩa tình và xúc động. Và đó là lần cuối cùng họ được bên nhau.

Tôi tiếc là mình không có mặt trong buổi đoàn viên ấy mà những người đồng nghiệp, đồng chí đã dành cho nhau như vậy. Và… sáng nay… Chú Tám ơi, không còn kịp nữa rồi! Những dòng này thay con thắp nén nhang kính viếng hương hồn chú vậy. 

Từ đất Sài Gòn, hình bóng người chú đen sạm, mặn mòi, nụ cười nhân hậu giữa rừng bông bồn bồn bung trắng xóa trên đồng Bìm Bịp không bao giờ mờ nhạt trong tôi.

Nguyễn Bé Ngân Phương

 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.