ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 02:22:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những bóng hồng trên bục giảng

Báo Cà Mau (CMO) Dù xa xôi, cách trở và vô cùng khó khăn, ở xứ rừng Đất Mũi vẫn có những cô giáo một lòng tận tuỵ bám trường, bám lớp, cống hiến cả tuổi trẻ cho nghề. Như những hạt phù sa lấn biển, họ đã góp phần đắp bồi tri thức cho vùng đất tận cùng cực Nam Tổ quốc.

Vượt khó bám trường

Từ TP. Cà Mau phải vượt qua đoạn đường dài mới đến được trường Tiểu học 1 Viên An. Đây là ngôi trường nằm ở vùng sâu thuộc xã bãi ngang ven biển của huyện Ngọc Hiển nên còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trường có 409 học sinh nhưng có 73 em thuộc diện hộ nghèo. Cơ sở vật chất đã cũ, sân trường, phòng học luôn phải đối mặt với những trận nước ngập khi thuỷ triều dâng.

Thầy Lê Đức Thành, Hiệu trưởng trường Tiểu học 1 Viên An, cho biết, phần vì điều kiện kinh tế, phần do địa hình đặc thù vùng sông nước nên điều kiện đến trường tìm và dạy con chữ của cả học sinh và giáo viên đều lắm vất vả. Vì vậy, cứ mỗi năm, trường lại có hồ sơ xin chuyển công tác của giáo viên. Tuy nhiên, cũng có những người “lái đò” luôn thầm lặng vững vàng tay lái để đưa "con tàu tri thức" của vùng đất này ngày càng vươn xa. 

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hiền, giáo viên của trường Tiểu học 1 Viên An, luôn được đồng nghiệp nhắc đến nhiều lần bằng cả sự trân quý bởi sự cần cù, chịu thương, chịu khó. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm tại Bạc Liêu, cô Hiền về nhận nhiệm vụ công tác tại đây. Từ đó đến nay đã 20 năm, không biết đã bao nhiêu chuyến phà đưa cô qua bên kia sông để "gieo" con chữ.

Ngày xưa, khi tuyến đường Hồ Chí Minh và cầu Năm Căn chưa được xây dựng, huyện Ngọc Hiển được xem là một "ốc đảo" bơ vơ, phương tiện đi lại chủ yếu là tàu đò, xuồng máy. Đối với tuổi trẻ nhiều ước mơ, hoài bão thì việc gắn bó lâu dài với vùng đất này là rất khó. Thế nhưng, bằng tình yêu nghề, quyết tâm vượt khó, cô giáo trẻ đã vượt qua tất cả. Cô Hiền tâm tình: “Hơn 20 năm sinh sống tại Cà Mau thì cũng ngần ấy thời gian tôi gắn bó với Ngọc Hiển. Giọng nói người Hà Tĩnh vì thế cũng không còn đặc sệt cái chất miền Trung nữa. Đó cũng là điều bình thường, vì nơi đây giờ là quê hương thứ 2 của tôi rồi”

Để những học trò vùng quê nghèo khó thêm vững vàng kiến thức, sánh vai cùng với bạn bè, cô Hiền cũng như những thầy cô giáo khác luôn trăn trở, tìm phương pháp giảng dạy làm sao để truyền đạt đến học trò một cách tốt nhất. Riêng đối với bản thân mình, cô luôn cống hiến không ngừng nghỉ, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học theo mô hình VNEN, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền.

Không chỉ cô Hiền, rất nhiều cô giáo trẻ đang nhận nhiệm vụ công tác tại vùng sâu của huyện Ngọc Hiển đều dành trọn tâm sức với nghề. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tựu trung lại, họ vẫn miệt mài bên con chữ. Người ta thường ví von “cô giáo như mẹ hiền” để thể hiện sự trân trọng cũng như vai trò của các cô giáo trên bục giảng. 

Với cô Huỳnh Kim Liên, trường Tiểu học 2 Viên An, tình yêu thương học sinh là động lực phấn đấu bám nghề.

Cô Ngô Kim Thi, giáo viên trẻ tuổi công tác 2 năm tại trường Tiểu học 2 Viên An, chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp, mình quyết định về lại vùng đất mình đã sinh ra và lớn lên để cống hiến. Cuối tuần muốn về thăm nhà thì ngồi trên chuyến đò chở học sinh mà ngày xưa mình đi học. Trường nằm sâu trong vùng nông thôn, học sinh và giáo viên còn rất nhiều thiếu thốn, tuy ở nhà tập thể nhưng cũng đã xuống cấp. Hy vọng mai này giáo viên ở những vùng sâu còn nhiều khó khăn tôi tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm hơn để yên tâm sống với tình yêu nghề mà mình đã chọn”.  

Những người vợ đảm việc nhà

Ngoài hoàn thành xuất sắc công việc trên lớp, các cô giáo luôn vun vén, giữ lửa cho mái ấm gia đình. Câu chuyện về hoàn cảnh của những cô giáo vùng sâu được ví như những bông hoa đẹp điểm tô cho đời thêm rực rỡ.

Cô Nguyễn Thị Bích Hiền vượt khó bám trường để mang con chữ đến với học trò.

Chúng tôi theo chân cô Nguyễn Thị Bích Hiền trở về căn nhà nhỏ ấm cúng mà vợ chồng cô xây cất được từ năm 2014. Căn nhà nhỏ nhưng là vốn liếng của cả vợ chồng và vay mượn thêm mới có được. Chồng cô Hiền là lính biên phòng. Sau khi kết hôn, năm 2007, anh nhận nhiệm vụ công tác tại Hòn Khoai, Hòn Chuối. Do công việc đặc thù của người lính thường xuyên xa nhà nên cô Hiền phải đảm đương tất cả công việc nhà. Khó khăn chồng chất khó khăn khi 2 đứa con lần lượt chào đời.

Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên trường Tiểu học 1 Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển trong giờ lên lớp.

“Giai đoạn các con còn nhỏ chỉ có một mình, nghĩ về chồng đang làm nhiệm vụ ngoài kia mình chỉ biết cố gắng nuôi dạy con thật tốt, đồng thời làm tốt công việc chuyên môn. Điều đáng mừng là hiện tại cả 2 đứa con của mình đều được đến trường, vợ chồng đã có ngôi nhà riêng để sống, không còn cảnh chật vật khi ở nhà tập thể như trước”, cô Hiền bộc bạch. 

Cô Nguyễn Thị Phương Thuý hiện đang sống trong căn nhà tập thể rất cũ nhưng lòng yêu nghề vẫn cháy bỏng.

Cũng như cô Hiền, cô Nguyễn Thị Phương Thuý, giáo viên trường Tiểu học 1 Viên An cũng vừa làm mẹ, vừa làm cha để quán xuyến cuộc sống gia đình vì có chồng là bộ đội tại Trạm Rada 23. Hiện tại cuộc sống của hai mẹ con cô Thuý chỉ gói gọn trong căn phòng tập thể đã xuống cấp, hễ tới mùa nước dâng cao thì phải lội bì bõm.

“Để đảm bảo công việc chuyên môn, mình phải luôn cân đối, sắp xếp thời gian cho hợp lý. Giáo viên ở vùng nông thôn chỉ biết dựa vào đồng lương chứ không có thêm công việc nào khác nên cuộc sống còn chật vật lắm”, cô Thuý tâm sự.

Cuộc sống tuy thiếu thốn là vậy, nhưng cô Thuý luôn hoàn thành tốt công việc, với gia đình cô luôn là hậu phương vững chắc để chồng yên tâm công tác, làm nhiệm vụ thiêng liêng được giao phó. Tin rằng mai này, những mầm non của các cô đang nuôi dưỡng sẽ tiếp nối truyền thống gia đình, là những người có ích cho gia đình, xã hội.

Theo con nước lớn ròng, con sông ngầu đục một màu phù sa rẽ nước thành những dòng chảy xiết thật đáng sợ. Những chiếc phà qua sông cũng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên. Đường đến trường của học sinh và các cô giáo vùng sâu cách trở bao nhiêu thì giá trị con chữ càng đáng trân trọng bấy nhiêu. Sự cần cù, vượt khó của thế hệ nhà giáo như cô Hiền, cô Thuý... sẽ là những tấm gương sáng, là động lực để những thế hệ mai sau tiếp bước./.

Kim Chi 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).