ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 1-5-25 11:44:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những con đường huyền thoại

Báo Cà Mau Đường mòn Hồ Chí Minh là sự tiếp nối hai con đường “Nam tiến” trước kia, được bắt đầu từ những năm 1940.

Đường mòn Hồ Chí Minh là sự tiếp nối hai con đường “Nam tiến” trước kia, được bắt đầu từ những năm 1940.

Con đường Nam tiến lần thứ nhất diễn ra trong những năm 1941-1945, có tên gọi là con đường quần chúng cách mạng, nối liền Khu Căn cứ Cao Bằng nói riêng, Căn cứ Việt Bắc nói chung xuống miền xuôi, xuống tận phía Nam. Con đường này phục vụ cho các đội xung phong tuyên truyền chuyển tải tư tưởng cách mạng, chủ trương của Nghị quyết VIII đến các địa phương để tổ chức các lực lượng vũ trang tại chỗ, tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Vận tải cơ giới của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên đường Hồ Chí Minh trên đất liền.        Ảnh tư liệu

Con đường Nam tiến lần thứ hai diễn ra từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946, nhằm đưa các lực lượng vũ trang - chủ yếu là các chi đội giải phóng quân, các đại đội vệ quốc đoàn vào sát cánh chiến đấu cùng Nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ, giữ vững vùng tự do vừa giành được cho đến khi nổ ra kháng chiến toàn quốc.

Con đường Nam tiến lần thứ ba, đường Trường Sơn huyền thoại, có tầm vóc và quy mô lớn hơn rất nhiều. Ðoàn 559 (ra đời ngày 19/5/1959), còn gọi là Binh đoàn Trường Sơn, là đơn vị triển khai các lực lượng công binh, hậu cần, quân y, bộ binh và phòng không để bảo đảm hoạt động cho hệ thống đường này. Là một mạng lưới giao thông quân sự chiến lược, men theo hai bên sườn núi của dãy Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu từ Khe Hó (Vĩnh Hà, Vĩnh Linh, Quảng Trị) chạy suốt từ miền Bắc qua miền Trung, Hạ Lào và Campuchia. Hệ thống này đã cung cấp binh lực, lương thực, vũ khí, khí tài, chi viện cho quân giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam suốt một thời gian dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Quân số cao nhất của binh đoàn có lúc tới 200.000. Nếu tính số lượt người tham gia chiến đấu ở Trường Sơn thì phải đến hơn 1 triệu. Chỉ tính riêng đường ô-tô (hệ thống ngang dọc trên dãy Trường Sơn) là 20.000 km, trong đó có 5 hệ thống đường trục dọc (theo chiều dài dãy Trường Sơn đến miền Ðông Nam Bộ), 21 hệ thống đường trục ngang. Trong 20.000 km đường đã có 3.140 km đường kín (nguỵ trang để ô-tô chạy ban ngày). Ðộ dài tuyến cơ giới đường sông (chủ yếu là các nhánh sông Xê Kông và Mê Kông) là 600 km. Số thiệt hại về người và cơ sở vật chất trên đường Trường Sơn cũng không phải là nhỏ. Gần 30.000 chiến sĩ hy sinh, hơn 100.000 chiến sĩ bị thương, số xe máy móc bị đánh hỏng là 14.500 chiếc, 90.000 tấn hàng hoá bị phá huỷ, trong đó có 703 khẩu súng, pháo.

Ðể ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, lực lượng quân sự Mỹ và nguỵ quân Sài Gòn đã ra sức đánh phá hệ thống giao thông này bằng nhiều chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường gọi là “hàng rào điện tử McNamara” đã được sử dụng để hướng dẫn máy bay trút xuống 3 triệu tấn bom đạn. Ngoài ra, còn có chất độc da cam cùng một số loại chất độc hoá học diệt cỏ khác được Mỹ rải xuống nhiều vùng trên đường Trường Sơn hòng làm trụi lá cây. Các dự án tạo mưa và các chất độc hoá học tạo bùn cũng được sử dụng để phá đường. Nhưng tất cả mọi cố gắng của quân xâm lược đều không đem lại kết quả nào đáng kể.

Bên cạnh đường mòn Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, còn có đường Hồ Chí Minh trên biển. Ðó là tên gọi của tuyến đường vận tải bí mật trên biển Ðông, được thành lập ngày 23/10/1959 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (do Ðoàn 759 - Ðoàn tàu không số mở đường) để vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam. Chuyến đi đầu tiên được thực hiện vào đêm 30 Tết Canh Tý (ngày 27/1/1960). Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian chi viện cho chiến trường, đã có gần 2.000 lần tàu thuyền vượt trùng khơi cập 19 bến bãi, thuộc địa bàn 9 tỉnh miền Nam và đã vận chuyển được gần 160.000 tấn vũ khí, đạn dược, các loại khí tài, quân trang, quân dụng khác.

Theo tác giả Ðặng Phong viết trong cuốn sách Năm đường mòn Hồ Chí Minh" (Nhà Xuất bản Tri Thức Hà Nội, 2008) ngoài đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, còn có 3 con đường khác nữa tiếp tế cho chiến trường miền Nam mà rất ít người biết đến đó là: đường nhiên liệu, xăng dầu, đường hàng không và đường tài chính, chuyển ngân.

Ðường nhiên liệu, xăng dầu có tổng chiều dài tới 5.000 km, vận chuyển xăng dầu, suốt từ biên giới Việt - Trung và từ các cảng biển miền Bắc vào đến tận Nam Bộ; có chỗ phải vượt qua cả những điểm cao tới gần ngàn mét - điều có vẻ bất khả thi đối với kỹ thuật đường ống lúc bấy giờ. Người Mỹ dường như cũng biết rằng con đường này đã xuất hiện và từng đánh phá được một số điểm.

Ðường hàng không là con đường bí mật trong công khai, đi từ Phnôm Pênh (Campuchia), bay qua lãnh thổ miền Nam Việt Nam, thậm chí bay qua cả Sài Gòn tới Hồng Kông hoặc Quảng Châu (Trung Quốc) rồi về Hà Nội. Con đường này từng vận chuyển hàng ngàn lượt tướng tá “Việt cộng” vào Nam, ra Bắc, vận chuyển hàng triệu đô-la cho cơ quan kinh tài của Mặt trân Dân tộc giải phóng miền Nam; vận chuyển rất nhiều máy móc, thuốc men và hoá chất quan trọng; vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ con các chiến sĩ và cán bộ của miền Nam ra Bắc học tập, điều dưỡng. Nhưng phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn hình như hoàn toàn chưa biết gì về tuyến đường này.

Ðường tài chính, chuyển ngân còn bí mật hơn. Ðó là con đường vô hình, không có đường, không có lối trên đất liền, trên biển cả, trên không trung, trên những đường ống… Nó đi theo hệ thống ngân hàng của chính các nước phương Tây và hệ thống ngân hàng ở ngay Sài Gòn để chuyển tiền một cách hợp pháp từ Bắc vào Nam, từ các nguồn tài trợ của các nước vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn rút ra tiền để chi tiêu cho các lực lượng giải phóng. Không cần ô-tô, không cần máy bay, không cần tàu thuỷ, không cần gùi thô, chỉ cần những mật mã, những cú điện… Con đường đó, suốt 20 năm chiến tranh, chỉ “ai làm thì người ấy biết”, Mỹ không biết, chính quyền Sài Gòn không biết nên không một ai bị bắt, không một vụ chuyển ngân nào bị phát hiện. Nhưng con đường  Hồ Chí Minh đó thật là thần kỳ và bí mật. Không riêng gì người Mỹ, không riêng gì người nước ngoài mà ngay cả người Việt Nam, thậm chí cả những chiến sĩ, cán bộ và người lãnh đạo cấp cao trong hệ thống các con đường Hồ Chí Minh kể trên cũng không biết hết được những gì ngoài phạm vi mình phụ trách. Sự “không biết” đó càng chứng tỏ rằng, ngoài những điều thần kỳ của ý chí, tài năng và phương pháp tổ chức, còn có một điều thần kỳ nữa là sự bí mật một cách tuyệt đối./.

Vũ Bạ tổng hợp

Liên kết hữu ích

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.

Tự hào lịch sử, khơi mở tương lai

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta, cả dân tộc đã làm nên Ðại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðây là mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, như Văn kiện Ðại hội lần thứ IV của Ðảng (1977) tổng kết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.