ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 00:43:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những người bám rừng

Báo Cà Mau (CMO) “Nghề giữ rừng rất buồn tẻ và thiếu thốn về tinh thần, nhất là ngày tết. Nhưng được làm đúng với ngành mình đã học và vì yêu nghề nên anh em mới bám trụ, gắn bó với rừng”, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Vườn Quốc gia U Minh Hạ Nguyễn Văn Liêm tâm tình.

Anh Liêm là một điển hình về gắn bó với rừng. Tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp năm 1988, anh được phân công về tỉnh công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện U Minh. 10 năm sau anh được chuyển về Ban Quản lý rừng đặc dụng Vồ Dơi (nay là Vườn Quốc gia U Minh Hạ) và gắn bó với công tác QLBVR cho đến nay.

Ngày tết, lực lượng QLBVR vẫn phải làm nhiệm vụ.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã được UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.                                                           Ảnh: Thanh Quang

"Lớn lên ở Sài Gòn nên thời gian đầu mới vô rừng, tôi buồn chán và nhớ nhà khủng khiếp. Ngày thường đã thấy trống vắng, tết đến buồn gấp bội. Thời đó vật chất thiếu thốn đủ thứ, đêm giao thừa ngồi uống trà rồi vọng tưởng quê nhà, nơi gia đình đang sum họp quây quần bên nhau… mà ứa nước mắt", anh Liêm nhớ lại.

Năm 1991, anh Liêm lập gia đình với người con gái xứ U Minh và dần quen với cuộc sống nơi đây. Bây giờ, cơ sở vật chất đầy đủ hơn, lại quen với sự yên tĩnh, không khí trong lành nên có dịp về thăm nhà ở Sài Gòn, vui thiệt đó nhưng ở vài hôm anh lại nhớ rừng.

Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Huỳnh Minh Nguyên chia sẻ: "Tết là dịp để mọi người trở về nhà sum họp bên gia đình, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, cùng nhau bàn chuyện đã qua, nghĩ về những dự định cho năm mới… Nhưng tết cũng là thời điểm bắt đầu mùa khô, trong khi ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, công tác QLBVR không chỉ đảm bảo phòng chống cháy rừng mà còn phòng chống trộm cắp những sản vật liên quan nên anh em phải trực chiến trong rừng".

Năm nào mùa khô gay gắt, báo động cháy cấp nguy hiểm thì phải bảo toàn quân số trực, còn thường anh em được nghỉ luân phiên để về nhà ăn tết. Dù có chút thiếu thốn về mặt tinh thần, nhưng được quan tâm chăm lo vật chất tương đối đầy đủ nên anh em cũng phấn chấn.

Chúng tôi ghé thăm Đội QLBVR Minh Hà cùng thời điểm anh em đã tập trung đi kiểm tra rừng. Anh Bùi Văn Phi, trực ở đội, cho biết: Công tác QLBVR là nhiệm vụ thường xuyên. Dù là 29, 30 hay mùng 1 tết, anh em cũng phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao. Hơn 20 năm làm nghề này, anh đã quen ăn tết ở rừng. Mỗi người một quê, một hoàn cảnh nhưng điểm chung là đều xa nhà, thiếu thốn tình cảm gia đình nên cùng động viên nhau gạt bỏ riêng tư để tập trung cho công việc. Ngày tết, được ban giám đốc đến thăm, động viên, cùng uống vài ly rượu đầu năm, anh em cũng được an ủi phần nào và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Rời Đội QLBVR Minh Hà, chúng tôi đến Đội QLBVR 19. Nghe hỏi về chuyện ăn tết ở rừng, Đội trưởng Phạm Minh Tâm trải lòng: "Bất kể ngày hay đêm, lễ hay tết, nếu phát hiện có “vấn đề” là anh em phải tập trung kiểm tra, xử lý. Trước đây chưa có đường giao thông, vật chất thiếu thốn. Bây giờ khác rồi, Vườn Quốc gia có nhiều tuyến giao thông, đời sống vật chất đối với anh em giữ rừng cũng được quan tâm hơn".

“Tết này nữa là 14 năm tôi làm nghề giữ rừng và trong khoảng thời gian đó chỉ có vài lần được ăn tết ở nhà. Vì nhiệm vụ và cũng là công việc mưu sinh nên gia đình dần quen, thông cảm với việc ăn tết muộn của tôi...", anh Tâm bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Liêm cho hay: Vườn Quốc gia U Minh Hạ là 1 trong 3 điểm bảo tồn đất ngập nước của vùng ĐBSCL, có hệ động, thực vật đa dạng và phong phú. Trong khi QLBVR chỉ có 11 đội và 16 tiểu khu, lực lượng mỏng nên anh em xây dựng cơ sở, sử dụng nghiệp vụ chuyên môn trong tuần tra, kiểm soát mới đảm bảo công tác phòng, chống cháy và trộm cắp. Tính trong năm 2019, các lực lượng QLBVR đã phát hiện 9 vụ trộm cắp sản vật trong vườn.

Gió bấc se lạnh, không khí xuân đang dần về. Chia tay với anh em QLBVR ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, trong lòng vẫn khâm phục ý chí quyết tâm, lòng yêu nghề của những người lính giữ rừng. Các anh đã hy sinh tình cảm riêng tư, thiêng liêng trong ngày tết, thầm lặng cống hiến công sức để bảo vệ lá phổi xanh cho vùng cực Nam Tổ quốc./.

 Mỹ Pha​

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.