ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 23:00:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những người "kỳ lạ"

Báo Cà Mau (CMO) Chuyện chống bão Tembin đã "trở thành chuyện cũ" và rất may mắn khi cơn bão này không đổ bộ vào đất liền nên chẳng gây thiệt hại nhiều cho người dân vùng mũi đất. Và với dự báo bão chưa chính xác lần này đã tạo nên những câu chuyện bi hài.

Một nhân vật "nổi tiếng" trên mạng xã hội mấy ngày qua vì cách tránh bão "lạ đời", đó là ông Ngô Thanh Bình, 54 tuổi, ấp Kinh Xáng A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Một đoạn video đang lan truyền một cách chóng mặt về việc ông Bình tháo bỏ nhà cửa rồi tập trung con cháu để trú bão dưới gốc tre.

Phòng tránh không là thừa

Giải thích về làm việc này, ông Bình chia sẻ: "Hồi bão số 5 (Linda 1997 - PV), căn nhà tôi bị tốc mái nên phải mất nhiều thời gian và tiền của để xây cất lại. Bởi thế, đợt này vừa nghe thông báo có bão với sức gió rất mạnh nên tôi quyết định tháo dỡ mái tôn rồi kiềng chắc lại để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất".

Quyết tâm không tìm một ngôi nhà kiên cố để trú ẩn vì lo ngại sẽ phiền hà đến hàng xóm, nhưng lý do chính là ông Bình đinh ninh rằng, trốn dưới gốc tre sẽ an toàn hơn ở trong nhà. Bụi tre mà ông Bình chọn làm nơi trú bão tương đối nhỏ. Nhưng theo ông, tre rất dẽo nên dù gió có mạnh cỡ nào cũng chỉ uốn cong chớ không gãy đổ.

Nghĩ thế nên ông vận động con cháu quét dọn quanh gốc tre để đặt chiếc xuồng composite phía dưới và bao tấm cao su quanh bụi tre. Đó là nơi trú bão lý tưởng của ông Bình. Đêm báo bão có nguy cơ đổ bộ vào Cà Mau, đại gia đình của ông Bình (hơn 10 người) sẵn sàng "cố thủ" trên chiếc xuồng composite.

Bà Trần Mỹ Hạnh, vợ của ông Bình cho biết: "Hôm ông nhà tôi tháo dỡ nhà cửa, chòm xóm đều cười nhạo. Họ nói vợ chồng tôi bị khùng vì đâu phải bão ngay mỗi nhà tôi đâu mà lo sợ như thế. Nhưng họ nói mặc họ, của cải, tài sản của tôi thì tôi cất giữ thôi. Vì nếu trường hợp bão có vào đất liền thật, nhà tôi bị sập đổ thì lấy tiền đâu sửa sang lại".

Ông Bình cho biết, đài khí tượng thủy văn hiện nay dự báo rất chính xác nên không nên chủ quan. Mặc cho nhiều người dèm pha, ông vẫn lo an toàn cho gia đình là trên nhất.

Vợ chồng ông Ngô Thanh Bình, ấp Kinh Xáng A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời vui vẻ hết cỡ khi bão không vào đất liền, dù lợp lại căn nhà có hơi... cực. Ảnh: Thảo Linh

Sáng 26/12, đài khí tượng thủy văn thông báo bão chuyển thành ấp thấp nhiệt đới và đã chuyển hướng, vợ chồng ông Bình hỗ trợ nhau lợp lại nhà cửa trước sự cười cợt của nhiều người. Bà Hạnh cho biết thêm: "Nhiều người đi ngang là chọc ghẹo, có người dừng hẳn xe trước cửa nhà tôi để chửi. Nhưng nếu lần sau có báo bão nữa, tôi vẫn sẽ làm như lần trước. Vì đối với gia đình tôi, bão không vô là một may mắn rất lớn rồi".

Quên mình vì mọi người

Nhân vật thứ 2 cũng nên nhắc đến là ông Đỗ Văn Hòa, 66 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ Ấp 6, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình. Xuất thân từ người lính Cụ Hồ, nên mặc dù tuổi đã cao nhưng ông Hòa rất xông xáo trong các phong trào địa phương. Đợt báo bão Tembin vừa qua, cả mấy ngày trời, ông đi thâu đêm suốt sáng để trực phòng tránh bão và vận động, phụ giúp bà con chằng chống lại nhà cửa mà quên rằng, chỉ có ngôi nhà mình là chưa hề rớ tới. Việc này buộc lòng vợ của ông phải tự thân vận động chằng chống nhà cửa. 

Vậy mà, bà Trịnh Thị Thường (vợ ông Hòa), 65 tuổi, không hề phàn nàn mà còn vui vẻ tự nguyện nấu cơm miễn phí cho hơn 15 người trong đội tuyên truyền và trực bão.

Bà Thường tâm tình: "Mấy bữa báo bão, chỉ có mình tôi ở nhà. Cha con ổng đi suốt ngày lẫn đêm. Mấy đêm đó tôi không tài nào yên giấc được, chỉ mong biết mong cho bão đừng vào đất liền. Lâu lâu tôi lại lên bàn thờ thắp nhang khấn vái tổ tiên mong sao quê mình được bình an. Cũng trong mấy ngày đó, bà con ở các tỉnh trên liên tục gọi điện thoại về hỏi thăm tình hình".

Quá may mắn khi bão Tembin đã không vào đất liền nên năm nay người dân vùng bán đảo Cà Mau sẽ đón Tết trong tâm thế tươi vui. Và cũng qua đợt này, chúng ta đã phát giác rằng, không ít người dân vùng cuối cùng của Tổ quốc luôn nêu cao tinh thần phòng chống bão.

Phùng Ngọc Trầm

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.