ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 12:32:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những ước mơ giản dị

Báo Cà Mau (CMO) Cô bé Huỳnh Mộng Quyên mắt đỏ hoe khi khoe tấm ảnh 3 chị em chụp chung với mẹ. Đây cũng chính là ký ức duy nhất của em về mẹ.

Ngôi nhà tại Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh trống đến nỗi không có được bất kỳ cánh cửa nào để đóng kín. Từ mùng, mền, chiếu, gối, đến ngay cả bộ quần áo 3 đứa đang mặc cũng đen nhẻm, rách rưới, chẳng thành bộ. Nồi cơm điện cũ kỹ sáng đèn, bên trên là dĩa cá chiên trơ xương, ở dưới là cơm nguội được hấp lại. 

Bé Huỳnh Mộng Thu (14 tuổi) phân trần: “Sáng cha con bị bệnh đi chích thuốc nên cắm sẵn nồi cơm cho tụi con. Có thêm chảo cá phi kho, chút con hâm lại cho em ăn”. Tay sờ bụng, bé Huỳnh Thanh Điền (11 tuổi) lắp bắp: “Tụi con không ăn sáng. Đói. Chút nữa mới ăn, để no tới chiều”. Điền cho biết, cá do em câu, còn gạo là người ta cho. Bữa không có cá thì cha con ăn nước tương với “rau tập tàng”. 

Ba chị em Mộng Thu vui mừng vì được các cô chú đoàn viên tặng tập, sách cho năm học mới. 

Bé Mộng Thu chia sẻ, mẹ bỏ đi đã lâu, thi thoảng mới gọi điện thoại về hỏi thăm. Mấy tháng nay Thu không còn được nghe tiếng nói của mẹ. Bé Quyên hỏi cha, mẹ đi lâu sao chưa về? Cha đáp gọn: “Chắc mấy bữa nữa....”. Thu kể, buổi tối ngủ dưới nền đất lạnh lẽo, gió lùa, mưa tạt, 3 chị em chỉ biết ôm lấy nhau co rúc trong chiếc mền rách mỏng manh, rồi thút thít khóc vì nhớ mẹ. Tụi nhỏ ao ước được mẹ ôm ấp, yêu thương.

“Cha con bệnh, đi chích suốt. Cha con đi làm mướn cho người ta, đi cả ngày. Chị em tụi con có gì ăn nấy”, nói xong Thu đưa cho tôi xem rổ cá phi muối, và đây là món ăn cho những ngày dài sắp tới ngoài món cá phi kho rục xương vẫn còn trong chảo. 

"Tụi con có thích đi học không?”, tôi hỏi. “Dạ thích, mà cha con không có tiền”, Thu giọng buồn. Năm học mới, Thu lên lớp 5, Điền lớp 4, còn bé Quyên tới tuổi vô lớp 1. Vậy mà nay tụi nhỏ chưa có 1 quyển tập mới. Mấy bộ quần áo đi học năm rồi đã cũ, thâm kim do mấy trận mưa lớn vừa qua nhà dột ẩm ướt. Bé Thu buồn so: “Lớn thêm chút con sẽ nghỉ học đi làm để lo cho em. Thằng Điền, con Quyên ham học lắm!”. 

Rời nhà chị em Mộng Thu, chúng tôi men theo bờ ruộng đến thăm cậu học trò Nguyễn Văn Gió (ngụ Ấp 5, xã Khánh Lâm). Mẹ Gió, 16 tuổi bị người ta lừa mang bầu mà không biết. Sinh ra Gió được 9 tháng, mẹ bỏ đi, Gió sống với bà ngoại. Gia cảnh khó khăn, bữa đói, bữa no. Để no bụng, Gió phải trải qua những chuỗi ngày đi lượm ve chai bán lấy tiền mua gạo, có khi phải sang nhà hàng xóm xin cơm về ăn. Hôm chúng tôi đến, Gió bưng tô cơm vừa ăn dở chạy từ nhà bên về, thở hổn hển: “Con xin được con cá kho, ngon quá, ráng ăn hết luôn cơm”.   

Bà ngoại Lê Thị Xuyến cho biết: “Gió sống nhờ lối xóm, cho gì ăn nấy, dễ nuôi. Quần áo người ta cũng cho. Cái nhà này cũng sắp sập, tối hai bà cháu ngủ võng để nếu có sập thì phóng ra cửa sổ mà chạy thoát thân”.

“Con ước mơ có được một chiếc xe đạp để mấy chị em con đi học. Con ước cha con kiếm được nhiều tiền để đi trị bệnh. Con ước có thùng mì để mỗi sáng tụi con không phải nhịn đói...”, bé Mộng Thu tâm tình. Còn bé Quyên chỉ ước một điều: “Mẹ trở về với con!”. Cậu bé Gió thì ước “ngày nào cũng có cá, có thịt để khỏi ăn muối cục vì mặn lắm!”. Bé Quỳnh Anh ước mơ mẹ về thăm như lời mẹ hứa.

“Mẹ không cần con, mới bỏ con. Con nhớ mẹ. Nhưng con thương ngoại, vì ngoại mới là người nuôi con lớn”, Gió nói hồn nhiên. Câu nói của cậu bé lớp 3 khiến người nghe chạnh lòng. Tôi chợt nhớ đến cô bé Trương Thị Quỳnh Anh, sống ở khu lưu cư, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP. Cà Mau. Em cũng không biết cha là ai, còn mẹ bỏ đi từ lúc em còn nhỏ. Quỳnh Anh sống với ông bà ngoại. Trước đây, em gọi bà ngoại là mẹ, và chỉ biết có một người mẹ yêu thương em là bà. Trong ký ức của cô bé 8 tuổi, bóng hình mẹ mờ nhạt với đôi lần về thăm. “Có lúc con cũng thấy nhớ mẹ. Nhưng mẹ hứa rồi mẹ không về. Con không chơi với mẹ nữa đâu”, cô bé lắc đầu khi tôi hỏi han về mẹ ruột. 

Quỳnh Anh hồn nhiên chơi đùa cùng các bạn trong khu lưu cư.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều trẻ em ở vùng nông thôn bị bỏ lại quê nhà cho ông bà hoặc người bà con chăm sóc khi cha mẹ phải khăn gói lên các thành phố làm việc kiếm tiền. Chưa kể đến tỷ lệ những cặp vợ chồng ly hôn, ly thân, sinh con ngoài ý muốn, hoặc vì nhiều lý do mà chối bỏ núm ruột, để rồi hệ luỵ là những đứa trẻ sinh ra thiếu vắng tình thương, sống cơ cực, thiếu thốn, lao động sớm, thậm chí bị lạm dụng, bị xâm hại tình dục, hay sa vào tệ nạn xã hội./.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, toàn tỉnh có gần 300.000 trẻ em từ 0-16 tuổi; trong đó có hơn 9.200 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, gồm 859 trẻ mồ côi cả cha và mẹ, 9 trẻ bị bỏ rơi, 10 trẻ không nơi nương tựa, hơn 2.800 trẻ khuyết tật, 83 trẻ HIV/AIDS, 3 trẻ vi phạm pháp luật, 2 trẻ nghiện ma tuý, 5 trẻ bị bạo lực, 18 trẻ bị xâm hại tình dục; đặc biệt có đến 5.400 trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo phải bỏ học kiếm sống khi chưa hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.

Băng Thanh

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.