ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:08:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực giảm nghèo

Báo Cà Mau Tháng 8/2011, Tỉnh uỷ Cà Mau ban hành Nghị quyết số 05 về “Đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”. Qua 4 năm triển khai thực hiện nghị quyết này, huyện Thới Bình tiến hành nhiều giải pháp phù hợp, thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN).

Tháng 8/2011, Tỉnh uỷ Cà Mau ban hành Nghị quyết số 05 về “Đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”. Qua 4 năm triển khai thực hiện nghị quyết này, huyện Thới Bình tiến hành nhiều giải pháp phù hợp, thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN).

Những giải pháp phù hợp

Ông Nguyễn Hoàng Bé, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) huyện Thới Bình, cho biết: “Trước tiên, huyện tổ chức điều tra, phân loại hộ nghèo để tìm nguyên nhân và có giải pháp tiếp cận, giúp đỡ cụ thể. Sau khi đã sàng lọc, phân loại các nhóm nghèo, huyện phân công các tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên đỡ đầu, vận động hộ giàu giúp đỡ hộ nghèo, vận động xã hội hoá để đảm bảo an sinh xã hội (ASXH). Tóm lại là tập trung các nguồn lực xã hội để giúp đỡ hộ nghèo”.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm, diện mạo nông thôn Thới Bình sáng sủa hơn (ảnh chụp tại khóm 6, thị trấn Thới Bình).

Với nhóm nghèo do thiếu vốn sản xuất, ngành chức năng liên hệ với Ngân hàng Chính sách - Xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn vay đảm bảo sản xuất, tập huấn kỹ năng, áp dụng khoa học - kỹ thuật cũng như mở lớp dạy nghề nông nghiệp.

Với nhóm thiếu đất và không đất sản xuất thì tổ chức dạy nghề. Với nhóm già yếu, neo đơn thì xét cho hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ASXH.

Riêng nhóm lêu lổng, trông chờ, ỷ lại thì giao cho các tổ chức đoàn thể quản lý, giáo dục, động viên… Khi thấy đối tượng đã thay đổi nhận thức thì giới thiệu cho học nghề, hỗ trợ vốn sản xuất…

Ý thức thoát nghèo

Từ những giải pháp thiết thực và hành động cụ thể chăm lo giúp đỡ của toàn xã hội, cộng với sự nỗ lực của người dân, hộ nghèo trên địa bàn huyện Thới Bình đã giảm rõ rệt qua từng năm. Nếu như năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 8,65% thì hiện còn 2,45%; hộ cận nghèo năm 2011 trên 4%, hiện tại còn 2,44%.

Là khóm vùng ven của thị trấn Thới Bình, khóm 6 có khoảng 236 hộ dân. Ông Nguyễn Văn Muốn, Trưởng khóm 6, cho biết: “Trước đây, hộ nghèo trong khóm chiếm tỷ lệ khá cao do người dân sản xuất thường theo thói quen, nên thu hoạch năng suất không cao. Từ khi có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ngành chuyên môn, chính quyền địa phương…, người dân đã ý thức hơn, trong lao động sản xuất có áp dụng khoa học - kỹ thuật, thu nhập tăng dần. Hiện khóm chỉ còn 3 hộ nghèo (chủ yếu là do lớn tuổi không đủ sức lao động)".

4 năm qua, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả. Toàn tỉnh đã vận động gần 560 tỷ đồng Quỹ Vì người nghèo, xây dựng 13.000 căn nhà cho người nghèo, giúp hơn 36.000 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,4%.

Chị Cao Thị Trinh, người dân khóm 6 (thoát nghèo năm 2012), cho biết, trước đây, vợ chồng chị làm thuê suốt ngày mà vẫn không đủ ăn. Nhà có 5 công đất nhưng không có vốn để cải tạo và đầu tư sản xuất. Không tiền cất nhà, vợ chồng, con cái phải ở tạm nhà bà ngoại. Năm 2005, gia đình chị được địa phương hỗ trợ cất nhà tình thương, tiếp theo là được vay vốn của hội phụ nữ, chị đầu tư nuôi heo giống. Tích cóp từ lợi nhuận nuôi heo, tiền làm thuê của chồng, chị Trinh cải tạo lại đất và nuôi tôm, cua, cá; đồng thời, tận dụng vườn trống, bờ liếp trồng hoa màu, nuôi gia cầm… Hiện tại, chị còn thuê thêm đất để nuôi tôm.

“Tổng thu nhập của gia đình tôi giờ chưa phải là cao lắm, nhưng so với trước thì cuộc sống đã sung túc hơn rất nhiều. Dù gia đình tôi phấn đấu nhưng nếu không có sự hỗ trợ, ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương thì cũng khó thoát được cái nghèo”, chị Trinh bộc bạch.

Theo ông Nguyễn Hoàng Bé, nhằm phát huy nội lực gắn với tích cực, chủ động xã hội hoá đảm bảo ASXH và giảm nghèo bền vững, trong thời gian tới, Thới Bình sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn chương trình quốc gia về giảm nghèo và đảm bảo ASXH; tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời, cải thiện, nâng cao đời sống người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. Kêu gọi cộng đồng xã hội giúp đỡ người nghèo và các đối tượng thụ hưởng tự nỗ lực vươn lên./.

Bài và ảnh: Xuân Huyền

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.