ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 17:36:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lo lao động mất việc sau tuổi 35

Báo Cà Mau CMO) Chưa bao giờ tình trạng lao động bị sa thải hoặc buộc cho thôi việc sau tuổi 35 diễn ra phổ biến và trở thành đề tài nóng như hiện tại.

Vẫn biết nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội việc làm, song cũng không tránh khỏi những nguy cơ mất việc khi doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Nếu giữ lại những lao động đã lớn tuổi, khi độ nhạy bén, khả năng bắt nhịp với khoa học - kỹ thuật hạn chế thì ảnh hưởng đến guồng máy, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, nếu đứng về phía doanh nghiệp, lấy hiệu quả kinh doanh làm tiêu chí hàng đầu thì việc sa thải, buộc lao động thôi việc sau tuổi 35 cũng là điều tất yếu. Song, nếu đứng về góc độ xã hội, thì đây lại là vấn đề đáng báo động.

Bởi, phần lớn người lao động tại các công ty, doanh nghiệp đều xuất thân từ nông thôn, là lao động phổ thông, trình độ học vấn còn hạn chế, không qua đào tạo… nên rất khó tìm những công việc khác sau khi bị chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp. Từ đó, mỗi năm xã hội đón nhận thêm số lượng lớn lao động thất nghiệp dù sức khoẻ, khả năng làm việc của đối tượng này vẫn còn. Thêm nữa, tại nhiều địa phương hiện nay, việc lao động bỏ ruộng vườn đi làm công nhân ngày càng phổ biến. Nếu mất việc, không còn ruộng đất sản xuất thì nhóm đối tượng này sẽ trở thành gánh nặng cho địa phương.

Theo khảo sát mới nhất của Viện Công nhân, công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có tới 52% người lao động làm việc tại nhóm các công ty da giày, dệt may, thuỷ sản… phải làm thêm mới đủ sống, chỉ 16% có tích luỹ, trong khi điều kiện và yêu cầu công việc rất khó khăn khiến người lao động khó đáp ứng sau tuổi 35 nên buộc phải nghỉ việc. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, chỉ tính trong tháng 5 năm nay, đã có 85.117 lao động nhận trợ cấp một lần, trong đó gần 90% là lao động từ 35 tuổi trở lên.

Nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản là đối tượng dễ bị mất việc sau tuổi 35.

Liên quan đến vấn đề này, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường lao động, đánh giá tình trạng thất nghiệp, xử lý vấn đề lao động trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất… Thủ tướng lưu ý, vấn đề lao động sau tuổi 35 là vấn đề lớn, nếu không tái cơ cấu ngành nghề, cũng như đào tạo lao động sẽ thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta thời điểm hiện tại và trong thời gian tới.

Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần nhanh chóng nghiên cứu các chính sách dạy nghề mới hoặc đào tạo lại cho những đối tượng lao động có nguy cơ thất nghiệp, đã thất nghiệp sau tuổi 35. Quan tâm đổi mới công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm một cách linh hoạt, phù hợp, có khả năng thích ứng và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động dài hạn. Về phần mình, người lao động cần được tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, đặc biệt chuẩn bị sẵn sàng về kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết và xem đây như cái phao cứu sinh để chủ động tìm việc làm phù hợp./.

Đỗ Chí Công

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).