ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 03:09:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lòng người dân “ở đậu” nội ô

Báo Cà Mau (CMO) Có ai ngờ rằng, ngay khu vực nội ô thành phố mà người dân vẫn phải “sống chung” với điện chia hơi mấy mươi năm trời ròng rã. Nỗi ám ảnh vì thiếu điện đã in sâu vào tâm thức của người dân hẻm Bảng Nước Ngọt, Khóm 5, Phường 6, TP. Cà Mau. Nó không chỉ kìm hãm nhu cầu sinh hoạt, sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình mà còn cướp đi mạng sống của người thân họ.

Đường vào hẻm Bảng Nước Ngọt nối với Quốc lộ 1. Ấy vậy mà, khác hẳn với sự nhộn nhịp ngoài đầu lộ, bên trong hẻm là những căn nhà tồi tàn, lụp xụp, có cả những căn chỉ vài m2. Không biết có phải những người nghèo nhất Phường 6 đều tập trung ở đây hay không hay do thiếu điện, đường mà cái nghèo khó vẫn hiện hữu.

Nỗi đau cũ còn đó

Một bên của con đường nhỏ dẫn vào hẻm là những trụ bê tông, cột cây được treo lủng lẳng hàng chục sợi dây điện chia hơi chằng chịt, chồng chéo lên nhau. Và phía bên kia còn đáng sợ hơn khi những sợi điện lại được thả trực tiếp xuống đám cỏ mịt mù.

Dây điện nối sơ sài lẫn trong cây cỏ, rất nguy hiểm đến tính mạng người dân.

Dẫu vậy, cứ cách vài ba hôm lại có người đến đây kiếm thuốc Nam trong đám cỏ, sậy này bất chấp trời mưa hay nắng. Và nếu lần đầu đến đây, có lẽ ai cũng phải rùng mình khiếp sợ khi chứng kiến cảnh tượng này.

Cũng chính tại nơi đây đã xảy ra một tai nạn về điện thương tâm. Tai nạn đã cướp đi mạng sống của người con trai ông Sơn Ngôn, nhà trong con hẻm này. Gia đình của ông Sơn Ngôn (77 tuổi) sinh sống ở đây hơn 20 năm và từ đó đến nay luôn xài điện chia hơi. Mặc dù kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng cứ đều đặn mỗi tháng, ông phải chi trả hơn 700 ngàn đồng tiền điện.

Ban đầu, gia đình ông xài điện chia hơi ở Miễu Bà, nhưng sau đó chuyển sang kéo điện của hộ gia đình ngoài đầu hẻm. Ông Ngôn bàng hoàng kể lại chuyện ba năm về trước: “Mùng 8 tháng 5 âm lịch ba năm trước, sau khi phát hiện cây treo dây điện kéo về nhà tôi bị gãy, tôi bèn đi đốn cây khác để thay trụ. Bà vợ tôi thì đi ra nhà chủ điện cúp cầu dao, còn thằng con trai thì đi cuốn dây điện. Do có xích mích với chủ nhà nên sau khi ngắt điện, vợ tôi ra ngoài đứng đợi để đến khi nào con trai tôi gọi điện thông báo đã cuốn dây xong thì vào đóng lại nguồn điện. Thế nhưng vừa mới cuốn dây được một đoạn thì con trai tôi đã bị điện giật chết tại chỗ”.

Sự cố bất ngờ ập đến là nỗi đau, nỗi mất mát không gì bù đắp được. Khoảng thời gian sau đó, bà Võ Thị Lôi (vợ ông Ngôn) luôn dằn dặt, đau đớn vì cái chết thương tâm của con trai mình. Và phải mất rất lâu, gia đình ông Ngôn mới vực vậy tinh thần để tiếp tục việc mưu sinh. Bà Lôi nghẹn ngào nói: “Giá mà ở đây có điện kéo đến nhà thì bà con không còn phải sống chung với điện chia hơi và không còn nơm nớp lo sợ về tai nạn điện nữa”.

Tai nạn đó khiến người dân ở đây vô cùng hoang mang, lo sợ. Nhưng không còn cách nào khác, họ chỉ biết tìm cách phòng vệ cho gia đình mình bằng việc hùn tiền lại xây trụ bê tông để thay thế cột cây để tránh tình trạng tương tự xảy ra.

Nỗi lo luôn hiện hữu

Mang tiếng là người dân nội ô thành phố nhưng đời sống của bà con nơi đây còn rất lạc hậu. Hầu hết họ đều không dám sắm sửa đồ dùng, thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt vì “ngại” giá điện chia hơi. Thậm chí, có hộ gia đình phải xuyên suốt dùng đèn dầu, chỉ khi thật sự cần thiết mới dám nghĩ đến việc xài đèn điện.

Là người sinh sống ở đây hơn 30 năm, bà Nguyễn Thị Điểm, 73 tuổi, chia sẻ: “Thời gian trước, mỗi khi mặt trời xuống là gia đình tôi phải ở thầm trong bóng tối. Chỉ gần 10 năm nay năm tôi mới kéo điện chia hơi về xài. Mặc dù trong nhà chỉ có cái bóng đèn, 1 cái nồi cơm và cây quạt gió mà tháng nào tôi cũng đóng trên 400 ngàn tiền điện”.

Bà Nguyễn Thị Điểm, người dân hẻm Bảng Nước Ngọt trình bày bức xúc với phóng viên Báo Cà Mau online.

Bà Điểm cho biết thêm, ở đây bà con chủ yếu làm thuê nên mỗi tháng tới ngày đóng tiền điện thì ai cũng chạy đôn, chạy đáo kiếm tiền. “Tôi cũng cố gắng dành dụm tiền mua cái đồng hồ điện đặt ở nhà chủ điện để tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy”, bà Điểm bùi ngùi.

Khác với bà Điểm, hộ gia đình bà Châu Thị Mỹ Nhàn, 51 tuổi, lại dùng chung đồng hồ điện với nhiều người. Bà Nhàn cho biết, không có tiền mua đồng hồ điện riêng nên 4 hộ hùn lại mua 1 cái cho đỡ tốn kém và cứ mỗi tháng thì chia đều tiền phải đóng cho các hộ gia đình. Dẫu xài nhiều hay ít vẫn phải đóng như nhau nên một số gia đình không thèm tiết kiệm.

Ngoài dây điện giăng mắc trên cao, phía bên kia đường, trong đám sậy mịt mù ấy cũng có dây điện chằng chịt.

“Lúc trước ở đây không có đường, nhiều hộ dân đóng góp xây con lộ bê tông nhỏ để thuận tiện đi lại vào mùa mưa. Còn điện thì khác, nó nằm ngoài khả năng của chúng tôi. Giờ tôi mong Nhà nước giúp chúng tôi có thể kéo điện về xài”, bà Nhàn khẩn thiết.

Chủ tịch UNND Phường 6 Trần Kiều Danh cho biết, do một phần khu đất trong hẻm Bảng Nước Ngọt nằm trong khu quy hoạch sân bay nên các hộ dân ở đây cất nhà trái quy định. “Vì thế chúng tôi không thể cấp sổ đỏ, hộ khẩu cho họ… Sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với Điện lực xem có cách nào tháo gỡ tình trạng không điện của người dân trong hẻm này hay không”, ông Danh cho biết.

Con hẻm này có lẽ là con hẻm đặc biệt nhất TP. Cà Mau vì hơn 30 hộ dân đều có cùng hoàn cảnh sống thiếu thốn, nghèo khó và cùng niềm ao ước, khát khao có điện “chính chủ”. Và điều mong mỏi này có thật xa vời hay không khi chính họ lại sống “lậu” trên phần đất của mình?

Ngọc Trầm

Phường thiếu trách nhiệm?

Trái ngược với thông tin từ Phường 6, ông Nguyễn Minh Dũng, Trưởng Khóm 5, Phường 6, TP. Cà Mau, cho biết, hẻm Bảng Nước Ngọt có 32 hộ dân, tất cả xài điện chia hơi mấy chục năm qua. Mấy đời gia đình họ đều sinh sống ở đây và có hộ khẩu, đất có sổ đỏ đàng hoàng.
“Nói họ ở đây trái quy định là không đúng. Vì dự án quy hoạch khu đất trong hẻm Bảng Nước Ngọt này thành đất sân bay đã có từ năm 1988 mà đến nay vẫn chưa thực hiện thì đó vẫn là dự án treo. Mà muốn quy hoạch thì phải bồi hoàn cho người dân thỏa đáng mới được, bởi đất là đất của dân, đâu phải muốn làm gì thì làm. Thử hỏi, người dân sinh sống trong nội ô thành phố mà lại phải xài đèn dầu từ giải phóng giờ thì trách nhiệm của ai? Vấn đề thiếu điện là vấn đề nhức nhối, đau đầu hàng chục năm qua. Tôi đã nhiều lần khiến nghị lên phường để tìm phương án xử lý nhưng đã 7-8 năm trôi qua vẫn chưa thấy rục rịch gì. Tôi không biết người dân ở đây phải chịu cảnh thiếu điện đến bao giờ, và ai sẽ là người đứng ra trả lời thỏa đáng?”, ông Nguyễn Minh Dũng bức xúc.

 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.