ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-12-24 10:35:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Báo Cà Mau Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Theo tài liệu “Lý lịch di tích lịch sử Cây me Rạch Gốc”, hoàn chỉnh ngày 4/7/2016, ghi lại: Năm 1931, đồng chí Phan Ngọc Hiển đến Cà Mau. Năm 1932, đồng chí liên hệ được với các đồng chí trong Ban Cán sự Công hội đỏ và được phân công vừa dạy học vừa phụ trách Công hội đỏ ở Rạch Gốc - Tân Ân, tạo điều kiện bám cơ sở hợp pháp làm nghề dạy học, nắm công nhân các lò than, gây dựng phong trào quần chúng. Phan Ngọc Hiển nhanh chóng trở thành thành viên cốt cán của Công hội đỏ, là người có công lớn trong việc giác ngộ tinh thần đấu tranh giai cấp cho đồng bào vùng Rạch Gốc - Tân Ân, đưa mảnh đất này trở thành cái nôi của cách mạng.

Giáo dục truyền thống tại Bia tưởng niệm 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.Giáo dục truyền thống tại Bia tưởng niệm 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Xuyên suốt quãng thời gian hoạt động của Phan Ngọc Hiển, cây me Rạch Gốc trở thành một trong những yếu tố tạo nên những điều kiện, tiền đề chuẩn bị cho cuộc nổi dậy của ta sắp nổ ra lúc bấy giờ. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nhất là về tổ chức lực lượng cách mạng, ngày 13/12/1940, cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai diễn ra và nhanh chóng giành thắng lợi vẻ vang. Khởi nghĩa Hòn Khoai được ví như phát nổ vang rền tại Cà Mau, dội thẳng vào chính quyền cai trị của bọn thực dân, được lãnh đạo bởi người thầy giáo, người chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ngọc Hiển có phương án quy hoạch, đầu tư phục dựng di tích Ðịa điểm Cây me Rạch Gốc và sân bóng, với nhiều hạng mục công trình phụ trợ. Sau khi được xếp hạng di tích cấp tỉnh, Ðịa điểm Cây me Rạch Gốc được đưa vào hệ thống di tích lịch sử của tỉnh, trở thành công trình văn hoá quan trọng, nơi diễn ra hoạt động văn hoá ý nghĩa tại địa phương. Di tích được Ban Quản lý Di tích tỉnh quản lý về chuyên môn.

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó chủ tịch HÐND xã Tân Ân, là người thường xuyên tham gia các buổi kể chuyện về nguồn gốc hình thành Cây me Rạch Gốc, gắn với lịch sử cách mạng tại địa phương cho thế hệ học sinh, tuổi trẻ ở địa phương vào các dịp lễ, Tết, sự kiện quan trọng trong năm.

Ông Nam chia sẻ: "Từng được nghe các vị lão thành cách mạng kể lại và qua nghiên cứu lịch sử của địa phương, có kiến thức nhất định và khả năng kể chuyện, nên tôi đã tình nguyện truyền kiến thức nắm được, góp phần giáo dục để thế hệ trẻ hiểu, thêm tự hào truyền thống cách mạng tại địa phương".

"Cây me Rạch Gốc được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2016. Di tích được UBND xã Tân Ân bảo quản. Nhờ sự bảo vệ, chăm sóc của người dân địa phương, hai nhánh cây me mọc ra từ thân chính đã phát triển thành cây cao, một trong hai thân cây có tàn rộng che bóng mát. Ðây là không gian lý tưởng để chúng tôi tổ chức các buổi sinh hoạt, giáo dục truyền thống, tái hiện không gian của thầy giáo - Anh hùng Phan Ngọc Hiển từng sinh hoạt, giáo dục lý tưởng cách mạng cho lực lượng thanh niên và Nhân dân trong thời chiến", ông Nam cho biết.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại di tích Cây me Rạch Gốc. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại di tích Cây me Rạch Gốc.

Ông Lê Chí Thắng, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Ngọc Hiển, cho biết: "Cây me Rạch Gốc là một trong những điểm đến được lựa chọn để tìm hiểu về truyền thống, lịch sử đấu tranh cách mạng của con người và vùng đất Cà Mau; cũng là nơi gắn kết các hoạt động về nguồn của Hội Cựu chiến binh, Ðoàn Thanh niên, các tổ chức khác cả trong và ngoài tỉnh.

Ðể góp phần giữ gìn và phát huy di tích lịch sử, huyện Ngọc Hiển đã trích ngân sách huyện, đầu tư xây dựng hàng rào khuôn viên di tích với kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng; xây dựng Nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ, kinh phí hơn 300 triệu đồng. Ðể xứng tầm với di tích lịch sử cấp tỉnh, huyện đề xuất cấp trên đầu tư xây dựng Nhà trưng bày truyền thống; đường nội bộ, các công trình phụ trợ; phục dựng mô hình sinh hoạt tại cây me của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phan Ngọc Hiển và các đồng chí trong đoàn (bàn bạc để tiến hành cuộc khởi nghĩa). Qua đó, tạo điểm nhấn, kết nối du khách đến tham quan di tích khi đặt chân đến quê hương Ngọc Hiển./.

 

Loan Phương

 

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."