ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 03:45:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi mùa hè đến muộn...

Báo Cà Mau (CMO) Đối với trẻ em, mùa hè là khoảng thời gian được mong đợi nhất. Lúc này trẻ sẽ có nhiều thời gian để làm những việc mình thích như đi chơi, du lịch, về quê... Song, để trẻ làm quen với kiến thức trong năm học kế tiếp, không ít phụ huynh đã lên lịch học thêm cho con khi hè còn chưa đến. Vì vậy, trẻ bất đắc dĩ tham gia các lớp học với chuỗi ngày chạy đua kiến thức ngầm giữa các… phụ huynh.

Bài 3: Rối rắm ngày hè của trẻ

Hiện nay, nhiều trung tâm đào tạo Anh ngữ mọc lên như nấm, hoạt động xuyên suốt và có lượng học sinh ổn định. Những tháng hè thì mật độ học sinh theo học tăng theo cấp số nhân.

Tất bật đưa con đến lớp học thêm sau bữa cơm chiều vội vã, chị Châu Ái My, Phường 5, TP. Cà Mau hào hứng: “Nhờ tham gia các lớp dạy thêm Anh văn mà trình độ tiếng Anh của con tôi được cải thiện nhanh chóng. Mặc dù ở trường cũng có dạy nhưng không hiệu quả bằng việc cho trẻ đi học thêm”.

Có thêm… học kỳ 3

Thích thú dạo quanh nhà sách, say mê lật từng trang truyện mà mình yêu thích, em Trần Gia Bảo, 12 tuổi, Phường 1, TP. Cà Mau, chia sẻ: “Do cha mẹ em đều là công nhân nên thời gian rất bận việc, nhiều nên khi về chỉ ngủ. Hiểu được nỗi khổ của cha mẹ nên em ít khi vòi vĩnh đi chơi. Từ khi nghỉ hè đến nay, em chỉ quẩn quanh ở nhà xem tivi, chơi game nên rất chán. Thỉnh thoảng những ngày cha mẹ không đi làm mới có cơ hội được đi chơi như thế này”.

So với trẻ em thành thị thì trẻ em nông thôn có phần nhàn nhã hơn khi không bị cuốn vào guồng quay của việc chạy đua kiến thức. Tuy nhiên, những ngày hè của trẻ em nông thôn đa phần trải qua trong nhạt nhẽo, buồn tẻ. Thiếu sân chơi vẫn là điệp khúc lặp đi lặp lại trong mỗi mùa hè.

Nắm bắt được tâm lý đó, hằng năm Tỉnh đoàn phối hợp với nhà thiếu nhi các huyện tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí thông qua các trại hè, liên hoan các nhà thiếu nhi để đem đến tiếng cười cho trẻ.

Phần thi vẽ tranh tại Trại hè 2017 bằng vật liệu thiên nhiên làm khơi tính sáng tạo của các em.

Chị Trần Thị Vân, Ban chỉ huy trại hè do Tỉnh đoàn tổ chức vào đầu tháng 7 vừa qua, cho biết: “Khác với mọi năm, trại hè - liên hoan các nhà thiếu nhi năm nay đồng loạt tổ chức. Dịp này các em có mặt đông hơn, các hoạt động, trò chơi được luân phiên đổi mới. Tại đây, các em không những được vui chơi, học tập mà còn rèn luyện các kỹ năng sống”.

Trại hè là dịp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống và giao lưu kết bạn.

Trong đoàn tham gia, ngoài học sinh, giáo viên còn có sự góp mặt của không ít các bậc phụ huynh. Đa phần họ đều đồng tình và ủng hộ cho con tham gia các hoạt động ý nghĩa như thế này.

Chị Trần Thị Trúc Chi, huyện Phú Tân cảm thấy con trưởng thành hơn sau khi tham gia những hoạt động tập thể.

Chị Trần Thị Trúc Chi, huyện Phú Tân, chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi có dịp tham gia trại hè cùng con nên cảm thấy rất vui, rất hào hứng. Nhìn con chơi rồi tham gia các hoạt động say mê, tôi thấy con như trưởng thành hơn lúc ở nhà cùng mẹ. Hè năm nay con lại có thêm một kỷ niệm đẹp cùng thầy cô và các bạn. Đây thực sự được xem là chuyến du lịch ngắn ngày của trẻ trong dịp hè”.

Cần nhiều sân chơi thiết thực

Khái niệm sân chơi dành cho trẻ nông thôn rất xa vời, bởi việc xây dựng một sân chơi chỉn chu cho vùng nông thôn, vùng sâu là rất nan giải. Tuy nhiên, tận dụng những thứ sẵn có “cây nhà lá vườn”, nhiều địa phương vẫn có thể tạo ra được nhiều sân chơi thiết thực.

Lớp học bơi trong vuông tôm tại xã Đất Mới, huyện Năm Căn đã giúp giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ.

Ròng rã suốt 3 năm qua, lớp dạy bơi trong vuông tôm do Xã đoàn Đất Mới, huyện Năm Căn tổ chức đã giúp nhiều trẻ em ở địa phương biết bơi, giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ.

Cứ đều đặn 3 lần/tuần, tại sân trước của nhà Bí thư Xã đoàn Đất Mới lại rôm rả tiếng trẻ em nói cười làm nhộn nhịp vùng quê yên ả. Đó là lớp dạy bơi của thầy Thìn với cái “bể bơi thiên nhiên” thỏa sức bơi lội.

Anh Trần Quốc Bửu, Bí thư Xã đoàn Đất Mới, chia sẻ lý do hình thành lớp dạy bơi có 1 không 2 của mình: “Do địa hình của địa phương chủ yếu là sông ngòi, hơn 80% học sinh đi lại bằng đò ngang rất nguy hiểm. Để phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ, chúng tôi đã cùng nhau lập ra lớp dạy bơi này, hoàn toàn miễn phí”.

Mặc dù chỉ là lớp dạy bơi tự phát nhưng lại có thầy giáo hướng dẫn các kỹ thuật bơi bài bản, áo phao trang bị đầy đủ. Cứ mỗi mùa hè đến là số trẻ biết bơi tại địa phương lại tăng lên đáng kể.

Em Võ Hồng Ngọc, học sinh nữ duy nhất tại lớp bơi, cho biết: “Em rất thích tham gia lớp dạy bơi hè. Sau thời gian ngắn em đã biết bơi rồi, anh trai của em cũng học bơi tại lớp này năm trước giờ đã bơi rất giỏi”.

Chị Võ Ngọc Phượng, người cho mượn vuông tôm làm bể bơi, vui vẻ ra mặt: “Thấy trẻ em biết bơi lội là mừng rồi, đi đâu gặp ao hồ sông nước cha mẹ cũng yên tâm. Con tôi còn nhỏ quá, chứ không cũng cho nó tham gia lớp bơi này”.

Ngoài việc dạy bơi, lớp còn tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ. Sau khi đã thỏa thích “tung hoành” dưới nước, lên bờ trẻ lại có thể nhấm nháp bánh kẹo, nước ngọt do đoàn viên đã chuẩn bị sẵn trước đó.

Ngoài dạy bơi, việc đưa rước các em từ nhà đến lớp học cũng do các bạn đoàn viên đảm nhận. Phụ huynh tuyệt đối yên tâm khi con được vui chơi trong môi trường lành mạnh dưới sự chăm sóc của người lớn.

Lớp học võ Vovinam tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Tương tự lớp dạy bơi, tại sân trước trường Tiểu học Hồ Thị Kỷ B, điểm Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cũng có một sân chơi dành cho những trẻ yêu thích bộ môn võ Vovinam.

Huấn luyện viên Nguyễn Út Chính cho biết, hiện lớp có khoảng 20 em từ 8-15 tuổi theo học, tuần sinh hoạt 3 lần luân phiên sáng chiều. Lớp được mở ra với mong muốn dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình trước tình huống xấu như bị người lạ tấn công hoặc phản xạ nhanh trước những nguy hiểm. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập còn phát hiện ra những tài năng mới để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao.

Nhu cầu được vui chơi, giải trí của thiếu nhi trong hè là vấn đề hoàn toàn chính đáng. Để những ngày hè thực sự ý nghĩa cần lắm những sân chơi phù hợp với từng lứa tuổi. Việc học và chơi có thể dung hòa, chỉ cần các bậc phụ huynh chọn cho con một thời gian biểu phù hợp.

 

Chị Phan Thị Trang Phượng, Bí thư Huyện đoàn Năm Căn cho biết: “Xã đoàn Đất Mới đã thực hiện mô hình dạy bơi hè cho các em thiếu nhi trong 3 năm vừa qua và mang lại hiệu quả thiết thực. Qua 1 mùa hè, có thêm khoảng 20 em biết bơi. Thực hiện kế hoạch của Ban thường vụ Huyện đoàn, qua mô hình ở xã Đất Mới, chúng tôi sẽ nhân rộng ra các xã còn lại trên địa bàn huyện”.

Bài 1: Bấp bênh con chữ

Bài 2: Những đứa trẻ đi “bán” mùa hè

 

Phóng sự của Ngô Yến Nhi

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.