ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 02:30:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi niềm kinh Huế Giữa

Báo Cà Mau (CMO) Cảm giác của tôi khi đi trên con đường ven kinh Huế Giữa, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình giống như đang phiêu lưu vào hành trình chinh phục những chướng ngại vật trong gameshow. Ở giữa đám cỏ cao ngun ngút là con đường đất đen vừa đủ chiếc xe máy chạy qua. Thế nên, phải là “tay lái lụa” mới có thể tự tin “dấn thân” vào con đường này.

Dẫu có tính đi tính lại hàng chục lần thì tôi cũng không thể đếm chính xác số cầu khi con đường không đến 4 cây số mà có hơn 20 chiếc cầu ván. Điều đặc biệt là cây nào cũng như cây nấy, đều mục ruỗng, tạo ra những hốc khá rộng như “hố tử thần”.

“Ấn tượng” con kinh “bộ đội”

Mặt mũi lấm lem, quần áo ướt sũng và đầy bùn đất, chị Nguyễn Thùy Như, 20 tuổi, Ấp 5, xã Thới Bình nhìn chiếc xe gắn máy mới toanh đang nằm dưới con kinh, mếu máo nói: “Thấy mây đen kịt và đã rớt vài hột mưa nên tôi vội tăng ga vì sợ xe sẽ dính đầy bùn đất, không về nhà được. Nào ngờ cây cầu ván quá trơn và mục nên tôi “bắt cá hôi” dưới kinh này”. Đó là “ấn tượng đầu tiên” khi tôi vừa vào kinh Huế Giữa.

Đám đông "giải cứu" chiếc xe của chị Nguyễn Thùy Như.

Ông Bùi Văn Vinh, 67 tuổi, Chi hội trưởng Cựu chiến binh Ấp 5, cho biết, sống trên tuyến kinh này đa số là cựu chiến binh. “Thời chiến, anh em chúng tôi tung hoành từ Bắc chí Nam. Khi đất nước toàn thắng, nhìn lá cờ đỏ sao vàng phất phới trên nền trời xanh thẳm mà lòng người chiến sĩ cách mạng vỡ òa vì hạnh phúc. Xuất ngũ, chúng tôi rủ nhau về đây để cùng lập nghiệp. Dẫu anh em mỗi người một xứ, từ Cần Thơ, Bến Tre, Bắc Giang… nhưng đều gắn bó chang hòa”, ông Vinh kể.

Con đường vào Ấp 5 ngập đầy cỏ dại...

Thời mới khai phá, vùng đất này toàn rừng và cỏ sậy, nước thì nhiễm phèn nặng, nên ban đầu nhìn quanh quẩn chỉ có mấy cái chòi con con. Hơn 40 năm lập nghiệp, từ một anh chàng bộ đội “sức dài vai rộng” cựu chiến binh Nguyễn Công Trứ, 67 tuổi, nay đã trở nên lọm khọm với mái tóc bạc trắng. Ông Trứ nói: “70 hộ dân ở kinh Huế Giữa giống như đang sống ở ốc đảo vậy. Mỗi năm chỉ gặp cán bộ xã được một lần, đó là khi họ xuống đây thu tiền an ninh quốc phòng. Còn trưởng ấp thì tôi không biết tên gì và mặt mũi ra sao cả”.

... và chông chênh những hôm trời nắng ráo.

“Lãnh đạo địa phương là ai họ còn không biết rõ nói chi đến ước mong trở thành hội viên của hội phụ nữ, hội nông dân hay đoàn thanh niên gì đó. Và việc tham gia vào các phong trào của địa phương thì càng xa vời hơn bao giờ hết”, ông Trứ thở dài.

Là Chi hội trưởng Cựu chiến binh Ấp 5, xã Thới Bình nên mỗi tháng, ông Vinh được “đặc cách” đến xã họp từ 3 đến 4 lần. Ông Vinh bộc bạch: “Ngày mà tôi nghe được thông tin sẽ xây con lộ bê tông ở kinh Huế Giữa, cả đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được, vì nghĩ rằng mong mỏi của bản thân mình và bà con nơi đây sắp trở thành hiện thực. Nhưng nào ngờ, càng trông đợi bao nhiêu thì càng hụt hẫng, thất vọng bấy nhiêu khi con lộ chỉ có thể có trong mơ”.

“Theo như kế hoạch thì dân đóng góp 3 phần và xã sẽ góp 7 phần, bà con rất phấn khởi xây dựng bờ kè, đóng góp tiền nhưng đến giờ bờ kè đã tiêu tan, đất cũng dần sạt lở mà không thấy lộ đâu. Bà con nào đã đóng tiền thì bức xúc đến đòi lại tiền”, ông Vinh nói.

Phải sống “biệt lập” nên không có gì lấy làm lạ khi một số người ở đây đã quen nếp sống không đua tranh và buộc họ học cách chấp nhận thực tế. Anh Nguyễn Văn Kiên, người dân địa phương, cho biết, từ lâu gia đình anh phải sử dụng điện chia hơi. Dẫu trong nhà không có nhều thiết bị điện và hạn chế mức thấp nhất việc tiêu xài điện nhưng mỗi tháng vẫn phải đóng trên 400 ngàn đồng. “Mà ở nông thôn kiếm số tiền đó đâu phải dễ. Nên sau mấy năm chắt mót, tôi và 2 hộ khác nữa hùn tiền xây trụ điện để kéo điện về xài. Thế nhưng do khoảng cách kéo điện khá xa nên cũng không giảm bớt tiền điện bao nhiêu cả”, anh Kiên trần tình.

Anh Kiên kể: “Khoảng nửa tháng trước, do mưa lớn nên trụ điện bị ngã, tôi cúp cầu dao điện của cả 3 hộ gia đình rồi chặt cây để thay trụ. Không ngờ anh họ tôi vô tình bật cầu dao lên nhưng may mắn là dây điện đã mục là đứt ngay lúc tôi vừa buông dây được vài phút. Từ lần đó đến nay tôi luôn bị ám ảnh”.

Nỗi lòng người dân vùng biệt lập

Có lẽ nỗi ám ảnh không điện, đường, trường, trạm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Từ con kinh này đến bệnh viện huyện cách khoảng 6,5 cây số nhưng phải mất gần 40 phút đi xuồng máy. Anh Phạm Văn Phúc, 30 tuổi, nói: “Chỉ mới mấy năm nay mà đã có nhiều trường hợp nửa đêm bệnh nặng nên bỏ mạng trước khi đến bệnh viện vì thời gian đưa đi khá lâu. Giá như có con lộ thì đến bệnh viện chắc chưa đến 15 phút và mọi chuyện sẽ khác rồi”.

Với phương châm “hy sinh đời bố cũng cố đời con”, nên mỗi ngày, anh Phúc đều làm “tài” để đưa rước bọn trẻ trong kinh đến trường. Anh Phúc nói: “Để tụi nhỏ tự đi học là ở nhà đứng ngồi không yên, nói chi đến tập trung làm việc. Thà rằng bỏ ra vài tiếng đồng hồ đưa đón mà yên tâm hơn. Từ đây đến trường Tiểu học Thới Bình C và trường THCS Nguyễn Trung gần 5 cây số nên hôm nào tụi nhỏ học hai buổi là tôi ở lại đợi về luôn. Vì mất rất nhiều thời gian cho việc này nên tôi không thể kiếm thêm thu nhập mà phụ thuộc hoàn toàn vào con tôm, cây lúa”.

Mấy năm gần đây thu nhập bấp bênh nên cuộc sống người dân vùng này khá ảm đạm. Đi từ đầu kinh đến cuối kinh vẫn còn nhìn thấy nhiều căn nhà lá lụp xụp được bao bọc bởi cây cỏ.

Anh Huỳnh Hoàng Mến, Trưởng Ấp 5, cho biết, kinh Huế Giữa có khoảng 70 hộ dân sinh sống. Trong đó, có 20 hộ đang xài điện chia hơi và 30 hộ tự kéo điện. Cuộc sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.

Khi được đề nghị dẫn chúng tôi xuống kinh Huế Giữa để tìm hiểu đời sống của bà con thì anh Trưởng ấp một mực từ chối. Thuyết phục mãi không được nên chúng tôi buộc lòng phải “tự thân vận động”. Giờ thì tôi đã hiểu lý do khiến anh từ chối theo cách của riêng mình.

Ông Đặng Hoàng Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Thới Bình, huyện Thới Bình cho biết, năm vừa qua, mức thu nhập bình quân của xã là 29,5 triệu đồng/người và chặng đường đến nông thôn mới của xã còn rất nhiều khó khăn vì có nhiều tiêu chí chưa đạt như giao thông, điện, trường học, thông tin truyền thông, tỷ lệ hộ nghèo, tổ chức sản xuất… Trên địa bàn xã còn rất nhiều nơi chưa có điện, đường như tuyến kinh Huế Giữa. “Dẫu biết rằng bà con ở đây rất bức xúc về vấn đề này nhưng do xã chưa nhận được các nguồn hỗ trợ từ cấp trên và của nhà tài trợ nên chưa thể đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Trường hợp người dân quá thiết tha để có lộ thì chỉ còn cách vận động vốn đối ứng trong dân là 100% để xây dựng”, ông Hùng cho biết thêm.

Phùng Ngọc Trầm

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.