ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 11:04:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông nghiệp hữu cơ - Hướng đi bền vững

Báo Cà Mau Những ngày cận Tết, về vùng nông thôn trong tỉnh mới thấy hết không khí nhộn nhịp, hối hả của ngày mùa: nông dân ra đồng thu hoạch lúa, chủ thể OCOP thì gom nguyên liệu chuẩn bị những đơn hàng lớn, tiếng máy gặt đập liên hợp trên các cánh đồng nổ giòn... Tất cả tạo nên không khí mùa xuân đầm ấm, an vui, sung túc.

Nền nông nghiệp xanh, bền vững; sản xuất theo chuỗi giá trị, thân thiện với môi trường, gắn với nông nghiệp tuần hoàn đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu đang là khát vọng trên đồng đất Cà Mau.

Bước chuyển mình

Dấu ấn của ngành nông nghiệp là tỉnh Cà Mau vừa ban hành “Chương trình nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. Từ đó, ngành nông nghiệp tỉnh nhà tích cực triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, tạo thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; đặc biệt là lĩnh vực kinh tế hợp tác, phong trào xây dựng sản phẩm OCOP...

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chuyển từ phát triển tập trung đơn ngành sang phát triển đa ngành, chuyển sản xuất từ đơn giá trị sang sản xuất tích hợp đa giá trị. Với mục tiêu lớn là hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Qua đây phát huy tối đa lợi thế các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo phương pháp đổi mới tư duy, đổi mới từ khâu quản lý sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; đổi mới từ tập trung phát triển sản lượng sang chú trọng chất lượng sản phẩm. Tất cả chung sức, đồng lòng vì ngành nông nghiệp xanh.

Anh Khưu Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK NONI (ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), tự hào với đứa con tinh thần nước ép nhàu - sản phẩm OCOP 4 sao tiêu biểu cấp quốc gia.

Nông nghiệp xanh không còn là khái niệm trừu tượng nữa, nhất là khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được tỉnh quan tâm thực hiện. Theo đó, có gần 40.000 ha lúa sinh thái trên đất nuôi tôm đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận; gần 800 ha lúa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trong nước và quốc tế; có trên 19.000 ha tôm - rừng được chứng nhận tôm sinh thái; trên 20.000 ha vùng lúa an toàn chất lượng cao; thực hiện trên 10 liên kết sản xuất và tiệu thụ lúa an toàn, lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị... Ðiển hình là mô hình lúa hữu cơ của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn (ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau), với quy mô 50 ha, đã chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 11041:2017.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm (GRDP) khu vực nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh đến năm 2020 đạt 20.746 tỷ đồng. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm, liên doanh giữa HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn và nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).

“Từ khi sản phẩm gạo được chứng nhận VietGAP, OCOP 3 sao, giờ 4 sao; thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh, gạo sạch của HTX đang dần được nhiều người biết đến, tiếp cận nhanh thị trường trong và ngoài tỉnh”, anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn, chia sẻ.

“Với sự hợp tác và tính bền vững của mô hình, khi liên doanh, liên kết với HTX, người dân được lợi ích nhiều bề. Chính vì thế, chúng tôi luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất lúa gạo, chú trọng chất lượng sản phẩm. Với quy trình sản xuất lúa sạch, bà con tối ưu hoá việc cắt giảm chi phí sản xuất, gia tăng tối đa lợi nhuận”, anh Nguyễn Văn Tiếp chia sẻ thêm.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật

Thời gian qua, nhiều mô hình, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ xanh đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả trong sản xuất, đời sống, như công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt; trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; mô hình đa giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất lợ, mặn... Tất cả đã khẳng định giá trị của khoa học - công nghệ khi áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.

Miệt mài, bền bỉ, hết trang trại này đến trang trại khác; làm xong vụ mùa này là tính phương án cho vụ mùa tiếp theo với các chủ thể được dự án hỗ trợ... là thái độ làm việc của Tiến sĩ Nguyễn Việt Hoàng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ, chủ nhiệm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng. Ðã qua mấy vụ mùa, hiệu quả mô hình mang lại đã được kiểm chứng qua những mô hình cụ thể.

Sản phẩm ổi sạch của chị Nguyễn Thị Thuý An (phải), ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời sẽ được đưa lên bàn đánh giá sản phẩm OCOP năm 2024 của huyện Trần Văn Thời với nhiều kỳ vọng.

Năm 2020, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng được thử nghiệm với quy mô 1.000 m2 tại phường Tân Thành và Phường 9 (TP Cà Mau). Mô hình đã sản xuất thử nghiệm được 3 vụ với năng suất bình quân hơn 3 tấn/vụ/1.000 m2. Từ cơ sở đó, tháng 11/2021, TP Cà Mau chủ động xây dựng và thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại xã Tân Thành và Lý Văn Lâm, với quy mô 1.780 m2. Mô hình đạt kết quả khả quan, tích cực, góp phần phát triển loại hình nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ tiến bộ trên địa bàn TP Cà Mau.

Ngành nông nghiệp Cà Mau bền bỉ hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái; sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Lợi thế các sản phẩm chủ lực của tỉnh đang tiếp tục phát huy với tư duy đổi mới, từ tập trung phát triển sản lượng sang chú trọng chất lượng, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, vừa khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Một mùa xuân nữa lại về trên đồng đất Cà Mau, nơi có những người nông dân cần cù, sáng tạo, chọn nông nghiệp xanh để làm hướng đi bền vững cho mình và quê hương.


Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Ngành nông nghiệp Cà Mau theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp xanh trên cơ sở kết hợp các yếu tố sinh thái đặc trưng, lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh nông sản. Đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thích ứng biến đổi khí hậu để kết nối bền vững chuỗi giá trị nông sản của cả nước hướng đến xuất khẩu”.


 

Phú Hữu

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.