ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 08:28:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Báo Cà Mau Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

"Nam tiến"... trồng người

Trước yêu cầu này, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã tăng cường từ miền Bắc cho tỉnh Minh Hải trên 100 giáo viên cấp 2 và cấp 3 để làm nòng cốt về chính trị, chuyên môn cho các trường trong tỉnh. Cũng từ mùa hè năm 1976, tất cả các trường cấp 2 trong tỉnh, từ thị xã đến huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh đều được nhận giáo viên miền Bắc tăng cường về công tác.

“Cán bộ quản lý giáo dục thời kỳ đó không chỉ tổ chức giảng dạy, mà còn phải đi vận động xã hội hoá, kết nối các nguồn lực địa phương, huy động sức dân cùng chăm lo cho giáo dục. Tinh thần đoàn kết, sẻ chia giữa giáo viên, sự đồng hành của chính quyền địa phương, cùng sự quan tâm của phụ huynh chính là sức mạnh vượt qua khó khăn”, cô Ðàm Thị Ngọc Thơ tâm tình.

Cô Nguyễn Thị Lan, 73 tuổi, nguyên là giáo viên Trường THCS Khánh Hưng, từ quê hương Quảng Trị “Nam tiến” để tăng cường lực lượng giáo viên ở Cà Mau, hồi nhớ: “Hơn 40 năm giảng dạy ở Cà Mau, tôi đã chứng kiến sự đổi thay lớn lao của sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Lúc mới vào, ngôi trường chỉ được dựng bằng cây lá tạm bợ, mái lợp lá, vách ngăn các phòng học bằng mê bồ tre trúc, phòng học 3 ca, ghép lớp. Giáo viên phải thay nhau dạy nhiều khối lớp”.

“Xa quê ẵm theo con nhỏ, điều kiện lúc đó muôn vàn khó khăn, không bà con thân thuộc, không biết đường đi, thiếu thốn trăm bề, nhiều khi nhịn bụng đói lên bục giảng, có lúc tưởng chừng bỏ nghề tìm việc khác. Nhưng chính nhờ sự cưu mang, tình thương của bà con lối xóm, cho từng cọng rau, con cá; sự quan tâm của cấp trên, sự chia sẻ động viên của đồng nghiệp, sự yêu thương quý mến của học sinh cô mới vượt qua, toàn tâm toàn ý cho công việc dạy chữ và dạy người, tích cực góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới, đáp ứng yêu cầu cấp bách và lâu dài”, cô Lan xúc động.

Sau khi về hưu, cô Nguyễn Thị Lan sống vui vẻ bên con cháu, chỉ dạy các con chăm ngoan, học giỏi.Sau khi về hưu, cô Nguyễn Thị Lan sống vui vẻ bên con cháu, chỉ dạy các con chăm ngoan, học giỏi.

Hơn 40 năm giảng dạy ở nơi này, giờ đây, cô Lan mừng vui khi từng ngày chứng kiến những ngôi trường khang trang, kiên cố được xây dựng thay cho những ngôi trường cây lá tạm bợ xưa kia. Những thế hệ học sinh được cô cầm tay nắn nót từng con chữ ê a ngày nào nay đã trưởng thành, là người hữu ích cho quê hương, đất nước. Ðối với người giáo viên thì đây là món quà vô giá, không vật chất nào sánh bằng.

Cô Ðàm Thu Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 xã Tân Ân, bộc bạch: “51 tuổi đời, 31 năm tuổi nghề, tôi gắn bó ở các điểm trường khó khăn nhất của huyện Ngọc Hiển (cũ). Từ Trường Tiểu học Viên An Ðông, Tiểu học 3 Ðất Mũi và Tiểu học 1 Tân Ân Tây, dưới mái trường nào, khó khăn gì bản thân cũng ý thức nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hết lòng vì học sinh”.

Nhớ lại những ngày đầu khó khăn khi về trường công tác, cô Hà cho biết: “30 năm trước, rất ít giáo viên sau khi ra trường chọn về Ngọc Hiển công tác. Bởi đây là vùng đất mới, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, điều kiện sinh hoạt, đi lại, mùa mưa thì lầy lội, còn mùa nắng thì khô nóng. Khi đó, điều kiện sống của bà con còn khó khăn lắm, nên dăm ba ngày học sinh nghỉ học là chuyện hết sức bình thường. Mặc dù khó khăn là thế, nhưng với sự kỳ vọng, quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo, đồng nghiệp, nhất là khi nghĩ đến tương lai của học trò đã tiếp thêm động lực giúp một giáo viên trẻ mới ra trường khi đó như tôi gắn bó, không bỏ trường, bỏ lớp mà có trách nhiệm hơn trong công tác giảng dạy”.

Nghề giáo tạo quê hương

Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong ngành đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục. Các giáo viên và cán bộ quản lý có mặt ở khắp địa bàn trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người.

Xây dựng đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo, đồng thời phát huy tinh thần tự học, tư duy phản biện và khả năng vận dụng thực tiễn của học sinh. Đây được xem là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo tỉnh Cà Mau hiện nay.

Chặng đường nghề của cô Ðàm Thu Hà từ quê hương Cao Bằng vào Cà Mau được đúc kết: “30 năm làm giáo viên đồng nghĩa với 30 năm gắn bó với quê hương thứ hai Cà Mau - Minh Hải ngoài quê cha, đất tổ Cao Bằng. Từ vùng cực Bắc đến địa đầu cực Nam Tổ quốc, tôi có nhân duyên nghề giáo để sống, để yêu thương, để cống hiến. Ðâu cũng là vùng trời quê hương máu thịt, thiêng liêng”.

Cô Hà tâm tình: “Tôi không thể quên tình cảm của bà con nơi đây trong những ngày tôi chập chững bước vào nghề. Hồi đó, điều kiện về kinh tế, đường sá đi lại còn rất khó khăn. Tôi dạy ở điểm lẻ, cách khu chính rất xa, chỉ đi bộ hoặc đi bằng xuồng máy. Khó khăn thế, cho nên những giáo viên xa quê như tôi đã cùng phụ huynh và bà con ở gần trường cùng nhau cất nhà từ cây lá địa phương để chúng tôi có nơi ăn ở, đến trường dạy được gần hơn. Rất xúc động, khi tôi được bà con cưu mang, đùm bọc, xem tôi như con cháu ruột thịt trong nhà. Có con cá, cọng rau, nải chuối cũng chia phần cho tôi. Tôi rất trân trọng. Ở vùng khó, với giáo viên chúng tôi, đó là nguồn động viên rất lớn, là động lực giúp tôi vượt qua muôn ngàn gian khó, vững lái con đò, đưa các em đến bờ vui tri thức”.

Hơn 30 năm trong sự nghiệp trồng người, cô Ðàm Thu Hà vẫn miệt mài gieo từng con chữ cho các em vùng khó.

Hơn 30 năm trong sự nghiệp trồng người, cô Ðàm Thu Hà vẫn miệt mài gieo từng con chữ cho các em vùng khó.

Các thầy cô giáo ngày ấy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người vận động học sinh đến lớp, là người xây dựng trường lớp, là chỗ dựa tinh thần cho phụ huynh và học sinh. Nhiều thầy cô sẵn sàng lội sình bùn, bơi xuồng hàng chục cây số để đến lớp dạy học.

Cô Nguyễn Thị Bích Hà, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học U Minh 1 (xã Trần Hợi cũ, nay là xã Ðá Bạc), nhớ lại: “Năm 1987, sau khi học xong chương trình Cao đẳng Sư phạm, khi ấy cô 22 tuổi, rời quê hương Hà Nam Ninh vào Cà Mau giảng dạy. Hồi cô mới vào, Cà Mau còn nghèo nhưng người Cà Mau thân thiện lắm, nhất là học sinh, cũng vì điều đó mà cô gắn bó cuộc sống từ đó đến giờ".

“Ðất lành chim đậu”, cô Hà lấy chồng cũng theo nghề giáo, cả gia đình, con trai, con gái, dâu, rể của cô đều theo nghề giáo. Ðến giờ phút này, cô vẫn nhớ như in ngày đầu vào Cà Mau và chưa từng hối hận cho quyết định của mình. Với cô, Cà Mau không chỉ là quê hương thứ hai, mà đây còn là nơi gắn bó máu thịt, là nơi đã cho cô cuộc sống ý nghĩa, một gia đình hạnh phúc viên mãn. “Tôi luôn trân trọng con người và mảnh đất nơi đây, Cà Mau cũng là quê hương của tôi và con cháu tôi!”, cô Hà trải lòng./.

Quỳnh Anh - Hải Nguyên

Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.