ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 7-7-24 12:29:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ổn định lao động - Ðảm bảo an sinh, phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Thời gian qua, huyện Thới Bình tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững cho lao động nông thôn, qua đây góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.

Theo đó, trong những tháng đầu năm 2024, địa phương xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động năm 2024. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động năm 2024.

Người dân địa phương tăng nguồn thu nhờ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Ông Tân Thanh Mộng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thới Bình, cho biết: "Với chức năng và nhiệm vụ được giao, những tháng đầu năm 2024, đơn vị tham gia cùng Ban Chỉ huy Quân sự huyện đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương. Cùng với đó, lồng ghép tổ chức tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề, việc làm, xuất khẩu lao động cho 95 quân nhân xuất ngũ. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, có 87 lao động tham gia".

Triển khai, vận động lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo Thoả thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc giữa UBND huyện Thới Bình và chính quyền quận Buan, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc. Tổ chức khám sức khoẻ, lập hồ sơ đăng ký dự tuyển. Ngày 18/3/2024, Ðoàn Công tác quận Buan, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc đến Cà Mau và trực tiếp tuyển chọn 50 lao động. Sau thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất cảnh (phối hợp tổ chức đào tạo tiếng Hàn cơ bản, giáo dục định hướng, hồ sơ xin cấp visa...) đến ngày 17/5/2024, có 50 lao động xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc theo hợp đồng.

Trong giải quyết việc làm, ông Tân Thanh Mộng cho biết: "Qua tổng hợp, tính đến ngày 30/6/2024, giải quyết việc làm được 2.100 lao động, đạt 52,50% kế hoạch; so với cùng kỳ năm 2023 đạt 91,30%".

Trong triển khai thực hiện Ðề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn, địa phương chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách về dạy nghề. Qua đó nhận thức về học nghề, về việc làm của người dân ngày càng tích cực hơn, nhất là lực lượng lao động trong độ tuổi.

“Bên cạnh đó, không chỉ trong những tháng đầu năm 2024, mà những năm trước đây, nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập chính đáng cho người dân, địa phương đã chú trọng trong chuyển giao, phổ biến các kỹ thuật canh tác mới, có tính bền vững. Trong đó, phải kể đến nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cua biển, nuôi tôm quảng canh cải tiến... Ðịnh hướng người dân sản xuất theo phương thức sạch, hữu cơ, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Tân Thanh Mộng cho biết thêm.

Xác định đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian tới, huyện Thới Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyên truyền, tư vấn chính sách về việc làm, chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện... thực hiện đào tạo nghề, tập huấn nghề cho lao động nông thôn, đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ thực hiện mô hình sinh kế tại địa phương./.

 

Văn Ðum

 

Xây dựng hệ thống an sinh bền vững và hiện đại

Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang tiên phong trong công tác chuyển đổi số, nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp. Sự đổi mới này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành của ngành, mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho các đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

An toàn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ

Vượt qua sự vất vả, khó nhọc và cả những hiểm nguy luôn rình rập... những công nhân ngành điện miệt mài lao động bất kể thời gian, để đảm bảo dòng điện đến với mọi nhà.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thành quả từ sự kiên trì

Tại Ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào nuôi tôm, buôn bán nhỏ và làm tại các công ty, xí nghiệp. Ðể người lao động tự do có tích luỹ, đảm bảo an sinh khi về già, ông Từ Văn Nguyễn, Trưởng ấp 5, đã tích cực tuyên truyền, góp phần lan toả sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, giúp người dân hiểu rõ và chủ động tham gia.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Tham quan thực tế: Cơ sở định hình nghề nghiệp

Lần đầu đến tham quan Nhà máy Ðạm Cà Mau, thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà sản xuất kinh doanh phân bón uy tín hàng đầu tại Việt Nam, tận mắt thấy quy trình sản xuất, các em học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) không khỏi bất ngờ và thích thú. Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyến thực tế góp phần giúp các em hình dung thực tiễn, định hình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Xuất phát từ việc lấy lợi ích của người dân, đơn vị, tổ chức và cá nhân để làm trung tâm phục vụ của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-BHXH, ngày 27/2/2024, tiến hành lấy phiếu khảo sát để nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của đơn vị sử dụng lao động, cá nhân đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực của ngành. Qua đó có giải pháp cải tiến chất lượng, hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống BHXH tỉnh Cà Mau đối với công việc nói trên.

Tăng cường đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiều kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.  

Cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Cộng hoà Liên bang Đức

Sáng nay (9/6) Tập đoàn ICOGroup Chi nhánh Cà Mau tổ chức Hội thảo "Cơ hội học tập - làm việc - định cư tại CHLB Đức".