ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 23:51:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phập phồng hoả hoạn

Báo Cà Mau Bài 2: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ Theo thống kê của phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) Công an tỉnh Cà Mau, những tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ cháy làm chết 3 người, bị thương 4 người, tổng thiệt hại tài sản gần 9 tỷ đồng. Đây là con số đáng báo động, bởi trong năm 2017 toàn tỉnh xảy ra 33 vụ và bị thương 2 người, tổng thiệt hại tài sản khoảng 5 tỷ đồng.

“Số vụ cháy tăng, mức độ thiệt hại nặng hơn, nhưng công tác PCCC ở nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức. Xây dựng phong trào toàn dân PCCC theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) tuy được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, nhưng chỉ có động thái, chưa có dự báo tác động và chiến lược đảm bảo PCCC lâu dài”, Trung tá Trịnh Hoàng Nẵng, Đội trưởng Đội Tham mưu - Tổng hợp, Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh Cà Mau, cho biết.

Nhập nhằng công tác quản lý 

Tỉnh Cà Mau hiện có trên 90 điểm chợ. Hầu hết các chợ đều đã được phân cấp quản lý nhưng chưa phân quyền tự quyết như một đơn vị sự nghiệp có thu (theo Nghị định 114/2009, sửa đổi Nghị định 02/2003, về phát triển và quản lý chợ). Nghĩa là ban quản chợ có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, quản lý hộ kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự và PCCC. Song, thực tế ở nhiều khu chợ, ban quản lý chợ chỉ được giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự và PCCC.

Máy bơm nước chữa cháy đặt ở trụ sở Khóm 7, thị trấn Sông Đốc chưa được bảo trì thường xuyên.

Do thiếu quyền tự quyết và kinh phí hoạt động nên ban quản lý chợ chỉ làm việc cầm chừng và thiếu quan tâm củng cố lực lượng chữa cháy tại chỗ, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy… trong khi phần lớn các chợ gắn liền với khu dân cư tập trung. Vì vậy, nếu làm tốt công tác PCCC chợ thì sẽ đảm bảo luôn cả khu dân cư và ngược lại, sự cố cháy chợ xảy ra thì mức độ thiệt hại không chỉ tính bằng tài sản.

Minh chứng như vụ cháy chợ Chà Là (huyện Đầm Dơi) xảy ra vào tháng 2/2018. Do sự cố chập điện, cháy phát ra từ căn nhà của hộ kinh doanh hàng điện tử, lửa cháy lan thiêu rụi 5 căn nhà liền kề của các hộ mua bán bách hoá tổng hợp, làm chết 2 người và tổng thiệt hại 2,6 tỷ đồng. 

“Làm tốt công tác PCCC đòi hỏi các cấp, các ngành phải thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước. Hằng năm, lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH đều có phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra công tác PCCC chợ, khu dân cư, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất… Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ bao quát chung theo kế hoạch định kỳ mà chưa cụ thể theo từng chuyên đề và có hậu kiểm để xử lý những nơi sau khi đã được kiểm tra, nhắc nhở”, Trung tá Trịnh Hoàng Nẵng bức xúc.

Sử dụng điện chưa an toàn 

Hiện tại, các khu chợ tuy đã được tăng cường quản lý hệ thống điện, nhưng nhìn chung các hộ kinh doanh bên trong chợ vẫn chưa ý thức được việc truyền tải điện phục vụ hoạt động kinh doanh, mua bán cũng như sinh hoạt gia đình chưa đảm bảo an toàn. Điển hình tại thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) có 13 khóm thì gần như ở các khóm đều có chợ.

Chợ nhỏ nằm trong khu dân cư Khóm 7 là khu chợ sầm uất ở Sông Đốc và trên 50% dân trong khóm kinh doanh mua bán. Tuy nhiên, nhiều người khi được hỏi có trang bị bình chữa cháy CO2 thì trả lời là có, nhưng lại không để tại nơi kinh doanh (?). Tại nhiều nơi kinh doanh vải sợi, quần áo may sẵn, ổ cắm điện đặt cạnh hàng hoá và sử dựng nhiều nguồn truyền tải cùng lúc, có nơi ổ cắm điện bị cháy xém do quá cũ. Ở khu chợ tạm bên kia bờ kinh Rạch Ruộng (cũng thuộc địa bàn Khóm 7) hầu hết các quầy kinh doanh đều có trang bị bình CO2 nhưng tất cả là bình hư, điện truyền tải sinh hoạt bên trong các quầy cũng chưa đảm bảo an toàn.

Lối đi nhỏ hẹp ở khu chợ nhỏ Khóm 7, thị trấn Sông Đốc.

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, thông tin, hiện tại trên địa bàn thị trấn có 12 máy bơm nước chữa cháy (chủ yếu là vận động người dân mua) công suất nhỏ, nhưng hiện tại chỉ có 8 máy sử dụng được. Bên cạnh đó, xây dựng lực lượng chữa cháy tại chỗ chủ yếu là vận dụng lực lượng dân phố ở các khóm, công tác PCCC ở Sông Đốc còn nhiều khó khăn vì thiếu phương tiện. Đường sá ở các khu dân cư thường nhỏ hẹp và có nơi không có nguồn nước dự trữ phục vụ chữa cháy.

Khó khăn của Sông Đốc cũng là thực trạng chung của nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhà lồng chợ Phường 2, TP. Cà Mau, được xây dựng cắt ngang tuyến đường dân cư, đây là những khu chợ có nguy cơ cháy rất cao. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì không chỉ khu vực nhà lồng mà khu dân cư chợ dân sinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, Trưởng Phòng An toàn Công ty Điện lực Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, ngành điện lực thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc sử dụng điện an toàn ở các cơ sở sản xuất, nhà lồng chợ, chợ dân cư… Tuy nhiên, kiểm tra sâu từng hộ dân thì chưa thể thực hiện được mà chủ yếu là phổ biến kiến thức và tuyên truyền người dân về cách thức sử dụng điện an toàn”.

Quản đô thị - lo nông thôn 

 Những năm qua, TP. Cà Mau đẩy nhanh tiến độ đô thị hoá, theo đó, nhiều khu nhà cao tầng, khu dân cư mới được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, công tác phối hợp kiểm tra hệ thống PCCC, lối thoát hiểm… chưa chặt chẽ giữa các ngành chức năng. Không ít trường hợp thiếu điều kiện an toàn PCCC được lực lượng kiểm tra nhắc nhở nhưng lại chưa được hậu kiểm để xử lý vi phạm.

 Trên địa bàn thành phố, nhiều tuyến lộ hẻm được hình thành từ lâu đời với đặc thù hẻm nối hẻm, nhà liền hậu. Thực hiện Tiểu dự án Nâng cấp đô thị Cà Mau (gọi tắt là Dự án LIA), nhiều tuyến lộ hẻm chính đã nâng cấp mở rộng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhánh tẻ với lối đi rất hẹp nằm sâu trong các con hẻm nhỏ, ở đó có không ít cơ sở sản xuất, sửa chữa sử dụng điện mà việc truyền tải điện chưa được người dân quan tâm thực hiện theo quy chuẩn an toàn.

Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Lý Khánh Ly thông tin, hiện tại thành phố tiếp tục quy hoạch và chấn chỉnh đô thị, trong đó đặc biệt quan tâm công tác PCCC, nhưng điều kiện còn nhiều khó khăn về nhà ở dân cư, chợ búa… Thành phố đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, đồng thời vận động người dân trang bị bình chữa cháy CO2, lắp đặt cầu dao ngắt điện khi đường dây bị sự cố…

Bên cạnh đó, cháy ở khu vực nông thôn hiện nay đang có chiều hướng tăng, trong khi công tác PCCC ở địa bàn nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Trong số 26 vụ cháy xảy ra những tháng đầu năm nay có trên 20 vụ xảy ra ở khu vực nông thôn. Điển hình là vụ cháy nhà dân ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (xảy ra vào chiều ngày 10/4) đã thiêu rụi toàn bộ 7 căn nhà.

“PCCC là nhiệm vụ thường xuyên, trong đó phòng ngừa là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, đã qua việc quản lý Nhà nước ở địa phương cũng như sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm lĩnh vực PCCC chưa chặt chẽ, thiếu thường xuyên và không đồng bộ các giải pháp nên số vụ cháy xảy ra cao và thiệt hại nghiêm trọng hơn”, Thượng tá Huỳnh Minh Lành, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh Cà Mau đánh giá./.

Mỹ Pha

Bài 3: Cần quyết liệt và đồng bộ các giải pháp

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).