ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 12-5-25 20:36:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN - PHẬT LỊCH 2569 - DƯƠNG LỊCH 2025

Phật giáo Cà Mau hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp

Báo Cà Mau Bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động theo quy định của Nhà nước, pháp luật, theo sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), trong những năm qua, GHPGVN tỉnh Cà Mau đã cùng Nhân dân trong toàn tỉnh giữ vững và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới quê hương.

Trên địa bàn tỉnh, GHPGVN  tỉnh hiện có 54 cơ sở thờ tự và 4 điểm sinh hoạt tín ngưỡng tập trung; có trên 300 tăng ni, trên 300 ngàn tín đồ, phật tử. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, chấp hành các quy định của địa phương. Hằng năm, các ngày lễ trọng đại của Phật giáo như: lễ Phật đản, lễ Thượng ngươn, lễ An cư kiết hạ, lễ Vu lan... được Giáo hội Phật giáo các cấp tổ chức trang nghiêm và diễn ra đúng Hiến chương, đúng nội dung, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Theo bà Quách Kiều Mai, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Các hoạt động được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ. Các yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo và cơ sở tín ngưỡng được giải quyết kịp thời và đảm bảo theo quy định của pháp luật. Cấp uỷ, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với công tác tôn giáo. Từ đó, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tạo được mối quan hệ gắn kết giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền các cấp. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành các quy định của địa phương, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Ông Phan Hoàng Vũ, Phó chủ tịch HÐND tỉnh, cùng bà Quách Kiều Mai, Phó giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tham quan vườn dưa lưới tại Thiền viện Trúc Lâm, phường An Xuyên, TP Cà Mau.

Ông Phan Hoàng Vũ, Phó chủ tịch HÐND tỉnh, cùng bà Quách Kiều Mai, Phó giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tham quan vườn dưa lưới tại Thiền viện Trúc Lâm, phường An Xuyên, TP Cà Mau.

Bên cạnh đó, cùng với các cấp chính quyền, các cơ sở thờ tự, đồng bào phật tử tích cực tham gia đấu tranh, bài trừ những đối tượng có hành vi lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái phép; phối hợp cơ quan chức năng đấu tranh, tố giác tội phạm ngay từ cơ sở; tham gia đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, làm cho hoạt động tôn giáo ngày càng ổn định, hoạt động đúng pháp luật; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá Ðảng, Nhà nước; không để xảy ra những vấn đề phức tạp về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Ðại đức Thích Nhuận Trí, Phó thư ký, kiêm Chánh văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, cho biết: “Các hoạt động Phật sự của tăng ni, phật tử trên địa bàn tỉnh luôn được chính quyền các cấp, Mặt trận quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Ðặc biệt vào các ngày lễ trọng đại, như lễ Phật đản, lãnh đạo tỉnh, Mặt trận, sở, ban, ngành tỉnh, chính quyền đều đến thăm hỏi, động viên. Ðó chính là nguồn động viên tăng ni, phật tử hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp của Phật giáo, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương”.

Nét nổi bật trong những năm qua là tăng ni và phật tử trong tỉnh luôn tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, ích nước lợi dân, hưởng ứng các cuộc vận động do Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phát động như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Ðền ơn đáp nghĩa”. Ðặc biệt, đã hướng mạnh vào công tác từ thiện, nhân đạo, vận động, quyên góp, hỗ trợ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lụt; giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế; xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn, nhà ở cho người nghèo; tặng các công trình nước sạch; trao học bổng, xe đạp, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo...

Ngoài xây dựng cầu giao thông nông thôn, Niệm Phật đường Phước Ðiền còn tặng quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài xây dựng cầu giao thông nông thôn, Niệm Phật đường Phước Ðiền còn tặng quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Ðại đức Thích Nhuận Trí cho biết: “Với truyền thống nhà Phật “Hộ quốc an dân”, tương thân tương ái của dân tộc, Phật giáo Cà Mau luôn có nhiều đóng góp tích cực và vận dụng sáng tạo giáo lý từ bi của đạo Phật vào các lĩnh vực đời sống xã hội. Hằng năm, các Ban thuộc GHPGVN tỉnh đã vận động các cơ sở thờ tự, tự viện, tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền, hàng hoá, chỉ tính trong năm 2024 đã đóng góp hơn 40 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh”.

Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo cũng được các cơ sở thờ tự phối hợp cùng các đơn vị, chính quyền địa phương thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua.

Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo cũng được các cơ sở thờ tự phối hợp cùng các đơn vị, chính quyền địa phương thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, được sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp, các ngành, hệ thống cơ sở vật chất như: chùa, niệm phật đường, tịnh xá, tịnh thất ngày càng được tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới. Các hoạt động tăng sự, giáo dục tăng ni, hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, các nghi lễ sinh hoạt tôn giáo luôn được duy trì, đáp ứng nguyện vọng của tăng ni, phật tử.

Thông tin về hoạt động Phật sự, thế sự trong thời gian tới, Ðại đức Thích Nhuận Trí nhấn mạnh: “Chúng tôi chú trọng về mặt giáo dục tăng ni, phật tử có ý thức làm tròn bổn phận của người con Phật và trách nhiệm của công dân, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Hướng dẫn đồng bào phật tử hướng thiện, sống tốt đời đẹp đạo, thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động tại địa phương. Ðặc biệt, phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, làm tốt hơn nữa công tác từ thiện xã hội, cùng với các ban, ngành có nhiều hình thức, biện pháp, giúp đỡ cho những đối tượng kém may mắn trong cuộc sống”.

Với tinh thần phấn khởi và tin tưởng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống, tăng cường đoàn kết, tiếp tục hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tinh thần giáo lý của đạo Phật, có nhiều đóng góp hơn nữa vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước./.

 

Quỳnh Anh

 

Ấn tượng không gian trưng bày sách, ảnh tư liệu chào mừng 50 năm ngày thống nhất

Diễn ra từ ngày 26/4-4/5, tại khuôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, không gian trưng bày giới thiệu sách, các hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ; Chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử; hành trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau qua các thời kỳ... thành công tốt đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan.

Một lần gặp Bác Ba Phi

Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ ngày ông Trịnh Thành Thân đóng quân ở vùng Lung Tràm, được gặp bác Ba Phi. Thế nhưng, khi nhắc lại kỷ niệm này, trong ánh mắt và giọng nói của người cựu chiến binh tuổi ngấp nghé 80 này vẫn bộc lộ niềm vui xen lẫn tự hào. Có lẽ, bởi những câu chuyện “nói dóc tỉnh bơ” của bác Ba Phi không chỉ mang lại tiếng cười, mà còn là ký ức đẹp về vùng đất Cà Mau một thời trù phú...

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.