ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:59:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy giá trị di sản văn hoá ở Thới Bình thôn

Báo Cà Mau (CMO) Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, hiện Thới Bình có hơn 30 di tích, cụm di tích được tôn tạo, giữ gìn. Trong đó, có 2 di tích lịch sử cấp quốc gia là chùa Cao Dân, Các địa điểm thuộc Xứ uỷ Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam; 9 di tích lịch sử cấp tỉnh là: Đình thần Thới Bình, Đình thần Tân Lộc, Đình thần Tân Bằng, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Toà thánh Ngọc Sắc, Đền thờ Vua Hùng, Địa điểm trận thảm sát của thực dân Pháp tại kênh Cái Sắn, Địa điểm trận thảm sát của Mỹ - Nguỵ tại lung Máng Diệc, chùa Rạch Giồng. Đặc biệt, có di sản văn hoá phi vật thể là Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình.

Nét đẹp di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Rạch Giồng. Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết, những năm qua, công tác quản lý di sản luôn được cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp và Nhân dân địa phương quan tâm triển khai thực hiện, nhất là trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hàng năm, huyện đều có kế hoạch rà soát nhu cầu trùng tu, tôn tạo các điểm di tích, từ đó kịp thời, chủ động trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích; phối hợp tổ chức thực hiện tốt các lễ hội, ngày tết, các lễ kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của huyện tại các di tích.

Tận dụng lợi thế là huyện giàu truyền thống cách mạng và còn là nơi lưu giữ nhiều di tích, cụm di tích và các di sản văn hoá phi vật thể, huyện lập kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng nhiều không gian phát triển du lịch cho huyện nhà. Thường xuyên phối hợp với Bảo tàng tỉnh, các đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các di tích trên địa bàn huyện đủ điều kiện đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh ra quyết định (gần đây nhất là đã khảo sát lập hồ sơ khoa học chùa Đầu Nai, xã Tân Lộc Bắc).

- Trên địa bàn huyện có nhiều di sản văn hoá mang đậm nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Vậy để phát huy và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, huyện đã đề ra các giải pháp ra sao, thưa ông?

Ông Trần Minh Nhân: Huyện Thới Bình chủ yếu có 3 thành phần dân tộc sinh sống, gồm người Kinh, người Khmer, người Hoa, còn có một số ít dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên tính đa dạng, phong phú trong văn hoá của huyện nói chung. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer có nhiều bản sắc văn hoá truyền thống mang tính độc đáo từ lễ hội, kiến trúc đến nghệ thuật sân khấu, âm nhạc…

Di sản văn hoá chủ yếu của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện là: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (Tết năm mới); Lễ hội Sene Dolta (Pchum Banh - Lễ hội cúng ông bà tổ tiên); lễ hội Ok om bok; nghệ thuật sân khấu Dù kê, nghệ thuật nhạc trống lớn… Bên cạnh đó là các di tích lịch sử gắn liền với đồng bào dân tộc Khmer, như di tích lịch sử chùa Cao Dân, di tích lịch sử chùa Rạch Giồng…

Để bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer, huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể, đã thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, giao cho Phòng Văn hoá và Thông tin huyện cùng Ban Quản lý di tích chủ động giám sát, hướng dẫn các chùa tổ chức các hoạt động; đăng ký trước các chương trình lễ hội với cơ quan chức năng, từ đó chủ động trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động.

Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ và tạo điều kiện để một số lễ hội truyền thống của người Khmer được tổ chức với quy mô lớn và trang trọng hơn, góp phần giữ gìn và phát huy, duy trì bản sắc văn hoá của dân tộc Khmer, đặc biệt là Nghệ thuật Nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình vừa được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

- Thưa ông, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Vậy huyện đã có những giải pháp gì để khơi dậy nguồn lực này?

Ông Trần Minh Nhân: Công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị của các di sản nói chung nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc để mỗi người hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình góp phần vào bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của cộng đồng. Để bảo tồn và phát huy thì có nhiều giải pháp, nhưng cơ bản nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu được về giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của di sản (về góc độ quản lý Nhà nước, chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất về nội dung này). Ngoài ra, còn cần phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, các vị chức sắc, các vị sư sãi trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Việc phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch sẽ được huyện thực hiện ra sao, thưa ông?

Ông Trần Minh Nhân: Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thới Bình nhiệm kỳ 2020-2025, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025.  Là một huyện có bề dày về truyền thống cách mạng của tỉnh, có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế du lịch, huyện định hướng không gian phát triển du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử, văn hoá, truyền thống cách mạng, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Song song đó, huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác sưu tầm, khôi phục, bảo vệ và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống, các giá trị di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội, nghi thức truyền thống của dân tộc bản địa trên địa bàn huyện, tiếp tục phát huy giá trị đờn ca tài tử tại địa phương. Trong đó, chú trọng việc khôi phục các giá trị văn hoá đậm bản sắc có nguy cơ mai một, nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu tìm hiểu đời sống văn hoá tâm linh, thưởng thức giá trị tinh thần cho du khách.

- Xin cảm ơn ông!

 

Băng Thanh thực hiện

 

Liên kết hữu ích

Liên đoàn lao động tỉnh thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 của LĐLĐ tỉnh. Thông qua chương trình để đoàn viên, NLĐ thấy được vai trò của tổ chức công đoàn là "tổ ấm", là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Sửa chữa lộ thông thoáng trước Tết

Tuyến đường từ ngã ba Hải Thượng Lãn Ông và Huỳnh Thúc Kháng nối dài về hướng huyện Ðầm Dơi đã được đổ bê tông hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, nhất là thời điểm Tết đang đến gần.

Chợ tết 0 đồng - ấm lòng hộ nghèo

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau được vui xuân, đón tết, sáng nay (15/1), Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với CLB Nữ doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết 0 đồng”.

Khởi sắc nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu, với nhiều dấu ấn rõ nét, tạo diện mạo mới khang trang cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... Kết quả này đã nhân lên niềm vui cho người dân quê hương Phú Tân.

Mang Tết đến nạn nhân chất độc da cam

Toàn TP Cà Mau có 899 người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Phần lớn nạn nhân chất độc da cam cuộc sống còn nhiều khó khăn, lại thêm bệnh tật. Ðể bản thân và gia đình nạn nhân chất độc da cam phần nào vơi đi nỗi đau, mất mát đó, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (Hội Nạn nhân chất độc da cam) các cấp TP Cà Mau sẽ trao nhiều phần quà yêu thương đến những nạn nhân và gia đình họ.

Xoá hơn 1.100 căn nhà tạm, nhà dột nát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, toàn tỉnh khởi công được 1.114 căn nhà.

Hùn vốn, góp công làm lộ

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong phong trào làm đường giao thông, cầu dân sinh nên xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước) trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, làng quê ngày càng khởi sắc.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Vườn hoa "Sinh viên 5 tốt"

Từ phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên nữ sống đẹp, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao giá trị của danh hiệu, hình thành lớp sinh viên (SV) có bản lĩnh, tri thức, sức khoẻ, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Ðiển hình như các nữ SV tiêu biểu tại Trường Ðại học Bình Dương, Phân hiệu Cà Mau (Phân hiệu).

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.