Rừng U Minh Hạ nằm trên địa bàn 2 huyện: U Minh và Trần Văn Thời.
Thời gian qua, người dân sống dưới tán rừng đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó trồng rừng thâm canh được xem là bước đột phá mới. Với kỹ thuật đưa cơ giới hoá vào xẻ mương, lên liếp trồng cây tràm bản địa, tràm Úc, keo lai..., cây phát triển rất nhanh, rút ngắn được chu kỳ khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng tràm nước truyền thống.
Trước đây, trồng tràm theo lối quảng canh truyền thống phải mất từ 10-12 năm mới cho thu hoạch cừ tràm, còn hiện nay người dân biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chỉ còn 4-5 năm thu hoạch đối với tràm Úc, 6-8 năm đối với tràm bản địa. Ðặc biệt, cây keo lai sau 5 năm trồng và chăm sóc, 1 ha cho từ 200-250 m3 gỗ, giá bán từ 200-250 triệu đồng/ha.
Phát triển mô hình kinh tế rừng thực sự đem lại cuộc sống ấm no cho người dân U Minh Hạ.
Mỗi năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ và các nhà vườn trên lâm phần đầu tư trại ươm giống và sản xuất hàng triệu cây tràm, keo lai để trồng rừng, phủ xanh đất U Minh.
Nông dân Ấp 18, xã Khánh Thuận chăm bón, tưới cho cây tràm con phát triển.
Ðây là mô hình trồng rừng kê liếp. Với kỹ thuật xẻ mương, lên liếp trồng tràm bản địa, tràm Úc và cây keo lai, cây phát triển rất nhanh, rút ngắn được chu kỳ khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trồng rừng thâm canh được xem là bước đột phá mới ở U Minh Hạ; chỉ từ 4-5 năm, cây phát triển mạnh mẽ, tạo độ che phủ rừng nhanh hơn so với trồng rừng truyền thống.
Người dân U Minh Hạ giờ đây làm giàu từ gỗ tràm, keo lai… Mỗi vụ, một hộ dân có thể khai thác hàng triệu cây tràm, với hàng trăm ngàn mét khối gỗ, có thu nhập cao.
Ngay sau khi thu hoạch, người dân sống trong lâm phần rừng tràm xã Khánh Thuận, huyện U Minh dọn cây, kê liếp, chuẩn bị cho đợt trồng rừng mới.
Huỳnh Lâm thực hiện