ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:43:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển mô hình hợp tác xã thông minh qua chuyển đổi số

Báo Cà Mau (CMO) Sáng ngày 23/11, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển mô hình hợp tác xã thông minh qua chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Đại biểu tham dự hội thảo.

Tính đến 30/7/2022 toàn tỉnh có 277 hợp tác xã (HTX), trong đó 222 HTX đang hoạt động, 55 HTX ngưng hoạt động. Tổng số có 4.497 thành viên, số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 4.796 người. Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp có 195 HTX (27 HTX ngưng hoạt động), lĩnh vực phi nông nghiệp 82 HTX (28 HTX ngưng hoạt động).

Trên địa bàn tỉnh có 16 HTX nông nghiệp (chiếm 89% tổng số HTX tham gia Chương trình OCOP) với 31 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (chiếm 40% tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh). Hiện các sản phẩm được công nhận 3 sao trở lên được trưng bày tại các điểm gắn với du lịch, đưa trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.

Bên cạnh một số HTX đã và đang tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, điều hành và quản lý thì cũng còn nhiều HTX vẫn chưa hiểu, chưa biết, chưa tham gia vào công cuộc chuyển đổi số… Theo thống kê chưa đẩy đủ, hiện nay đa phần HTX trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có trụ sở làm việc, chưa có máy tính, chưa có Website, chưa được tham gia các sàn giao dịch giới thiệu các sản phẩm…

Trong những năm qua, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong phát triển HTX là vấn đề mới, đòi hỏi phải được bắt đầu từ sự chuyển đổi trong nhận thức, hành động của mỗi cán bộ quản lý, thành viên của HTX. Trong khi đó, hầu hết các HTX đang hoạt động với phương thức thủ công, truyền thống, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, ngại thay đổi, ngại tiếp cận công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Hoạt động của HTX quy mô còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất kinh doanh truyền thống. Năng lực tài chính yếu nên khó tiếp cận công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; năng lực, trình độ của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện quá trình chuyển đổi số.

Toàn tỉnh hiện có 277 HTX,  trong đó 195 HTX lĩnh vực nông nghiệp.

Từ thực tế tình hình trên, HTX cần chủ động tìm hướng đi thích hợp và những giải pháp hữu hiệu để phát triển ổn định, bền vững. Một trong những hướng đi đó là chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, HTX nhằm phát huy lợi thế và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chuyển đổi số là quá trình khách quan, mở ra cơ hội cho tất cả các lĩnh vực. Để kịp thời nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa kinh tế số vào khu vực kinh tế tập thể, HTX của tỉnh thì cần phải thay đổi nhận thức của toàn bộ tổ chức, thành viên, cán bộ quản lý HTX để có tư duy đúng đắn về quá trình chuyển đổi số của HTX (thông qua các hoạt động như đào tạo, tham quan học hỏi, chia sẻ,….). Các HTX căn cứ vào tình hình thực tế của mình để có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho chuyển đổi số. Các HTX tiến hành lựa chọn công nghệ số, chuẩn bị nguồn nhân lực, thay đổi tư duy; làm thí điểm, sau đó đánh giá, nhân rộng.

Tại hội thảo lần này có rất nhiều tham luận chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị, HTX hoạt động có hiệu quả thời gian qua. Đây sẽ là bài học quý báu cho các HTX vận dụng và thích nghi thời công nghệ số./.

Phú Hữu

 

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.