ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-5-24 20:44:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm

Báo Cà Mau Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) huyện Thới Bình phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động (XKLÐ); tư vấn về lao động, việc làm.

Ông Tân Thanh Mộng, Trưởng phòng LÐ-TB&XH, cho biết: "Từ đầu năm đến nay, với vai trò chủ công, phòng đã phối hợp UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động và đưa 62 lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại tỉnh; tổ chức hội thảo Chương trình du học cao đẳng nghề Cộng hoà Liên bang Ðức, có 153 đại biểu tham dự; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tuyên truyền, tư vấn chính sách về việc làm, XKLÐ tại các xã: Tân Lộc, Tân Bằng, Trí Phải và thị trấn Thới Bình, có 216 lao động tham gia".

Kết quả, thống kê qua phần mềm Quản lý lao động và cập nhật báo cáo của UBND các xã, thị trấn, từ đầu năm đến hết ngày 15/10, có 3.662 lao động có việc làm mới (đạt 91,55%), trong đó có việc làm trong tỉnh 1.123 lao động, ngoài tỉnh 2.494 lao động, XKLÐ 45 lao động.

Ngoài ra, Phòng LÐ-TB&XH phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, các cơ sở đào tạo tổ chức 9 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng, với tổng số 274 học viên và 52 lớp đào tạo thường xuyên, bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho 1.605 người.

Lớp dạy nghề đan lục bình cho phụ nữ tại thị trấn Thới Bình (do Hội Người khuyết tật huyện Thới Bình tổ chức, tháng 8/2023).

Ông Mộng cho biết thêm: "Ðể có cơ sở triển khai các giải pháp phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ người lao động (NLÐ) quay lại thị trường lao động, Phòng LÐ-TB&XH tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương thường xuyên rà soát, nắm thông tin, điều kiện, nhu cầu về việc làm của NLÐ. Ðồng thời, thu thập thông tin thị trường lao động nhằm có cơ sở thực hiện các giải pháp kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho NLÐ có cơ hội tìm việc làm phù hợp".

Theo chính quyền địa phương, dù công tác đào tạo lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực, song trên thực tế vẫn còn không ít khó khăn. Từ cuối năm 2022, đầu năm 2023, tình hình việc làm của NLÐ bị tác động, đặc biệt là các khu công nghiệp ở Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh phải cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm, NLÐ phải tạm dừng hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, dẫn đến tình trạng NLÐ phải về quê.

Qua thống kê, huyện có trên 900 lao động làm việc ngoài tỉnh trở về địa phương. Thời gian này, nhiều NLÐ có tâm lý ngại đi làm xa, dự định đợi thị trường lao động ổn định mới tiếp tục đi làm, đây cũng là vấn đề khó khăn cho công tác tư vấn, giải quyết việc làm ở địa phương.

Cùng với đó, việc đào tạo nghề theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến nay chưa có hướng dẫn xác định lao động thuộc hộ có thu nhập thấp. Do đó, hiện nay chỉ thực hiện đào tạo cho đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nên gặp khó khăn trong tuyển sinh và đào tạo.

Mặt khác, đa số NLÐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo lại ít có nhu cầu học nghề. Trong 9 tháng năm 2023, dù vận động nhưng đối tượng tham gia rất ít, chỉ đủ tổ chức 2 lớp đào tạo theo chương trình này.

“Ðịa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về việc làm, dạy nghề, XKLÐ cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; vận động nâng cao ý thức người dân trong việc học nghề gắn với giải quyết việc làm, XKLÐ. Phối hợp các cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh, mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo đảm bảo nhu cầu, chất lượng. Hỗ trợ NLÐ, đặc biệt là người sau học nghề tiếp cận nguồn vốn ưu đãi ở địa phương, quỹ quốc gia về việc làm để mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, thường xuyên phối hợp nắm bắt thông tin, danh sách lao động có nhu cầu tìm việc, kịp thời thông tin danh sách doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đến các địa phương", ông Mộng thông tin./.

 

Văn Ðum

 

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Thông qua các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động (NLÐ) tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau, đã tạo thêm động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLÐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Học nghề sau bậc THCS, tại sao không?

Tại Cà Mau, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau bậc THCS đã có những tín hiệu khởi sắc. Học nghề sớm đã trở thành phương án phù hợp, và dần trở thành xu hướng lựa chọn chung của nhiều học sinh, phụ huynh.

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

Ðến thời điểm này đã có hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu lao động (XKLÐ). Ðây là tín hiệu đáng phấn khởi ở nửa chặng đường thực hiện Ðề án đưa người lao động (NLÐ) tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Hơn 600 lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm

Ngày 28/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho lực lượng lao động bị mất việc làm trở về địa phương, sinh viên và người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, với sự tham gia của 15 công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và du học.

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLÐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu thập thông tin về người lao động (NLÐ), phối hợp với ngành công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu số hoá thị trường lao động.

Hiểu đúng mình, chọn đúng ngành, nghề

Ðó là lời khuyên của các chuyên gia tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 (Chương trình) vừa được tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời). Chương trình thu hút đông đảo học sinh cả 3 khối lớp: 10, 11 và 12 của 5 trường THPT trên địa bàn huyện.

Cân nhắc “được - mất” khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chỗ dựa cho người lao động (NLÐ) những lúc rủi ro khi đang làm việc và lúc về già không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc gia tăng số người rút trợ cấp BHXH một lần là điều đáng lo ngại đối với hệ thống an sinh xã hội.

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Huyện Ngọc Hiển đang nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi ngành nghề cho các phương tiện khai thác thuỷ sản gần bờ, sử dụng ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt theo hướng vươn khơi và thu sản phẩm có giá trị kinh tế.

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên thời gian qua, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, đã có nhiều giải pháp thực hiện, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ðặc biệt, địa phương luôn quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Chuyển đổi nghề có khó?

Câu chuyện cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề nóng đối với tỉnh Cà Mau hiện nay, nguyên nhân chính là do tình trạng ngư dân khai thác ven bờ theo hình thức tận diệt tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với bà con sinh sống bằng nghề khai thác ven bờ, lâu nay vẫn là bài toán khó. Liên quan vấn đề này, chúng tôi tìm về địa phương có nhiều phương tiện khai thác ven bờ nhất khi xưa, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, để tìm hiểu câu chuyện chuyển đổi nghề của các hộ dân, xem có thật sự khó?.