ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 20:07:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ dân tộc Khmer thời 4.0 tự tin, bản lĩnh - Bài 2: Khẳng định vị thế phụ nữ Khmer

Báo Cà Mau (CMO) Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, năm 2021 cấp tỉnh có 78 nữ/123 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer; cấp huyện có 96 nữ/237 người. Ðây là minh chứng rõ nhất về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của chị em được nâng cao; họ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội.

Ông Nguyễn Thành Niệm, Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ ban hành về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 14/4/2017 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS (có nữ) được quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt là 31 người; trong đó, quy hoạch vào chức danh lãnh đạo cấp sở, ban, ngành tỉnh là 11/311 người, chiếm 3,54% và quy hoạch vào chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh là 20/1.052 người, chiếm 1,90%.

“Các ngành và địa phương của tỉnh quán triệt đầy đủ tinh thần và nội dung Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ. Ðịnh hướng đến năm 2030, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện và TP Cà Mau coi trọng công tác giáo dục, đào tạo trẻ em DTTS và đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ DTTS, nhất là chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ, nữ DTTS tham gia lãnh đạo, quản lý; đồng thời tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ nữ, nữ DTTS”, ông Nguyễn Thành Niệm cho biết thêm.

Ðơn cử như chị Lâm Thị Xài, chuyên viên Văn phòng HÐND và UBND huyện Thới Bình. Theo nhận xét, đánh giá của anh Tân Thanh Mộng, Bí thư Chi bộ, Phó chánh Văn phòng, chị Xài có triển vọng phát triển tốt, được tập thể chăm bồi giới thiệu quy hoạch chức vụ Phó chánh Văn phòng HÐND và UBND huyện nhiệm kỳ 2020-2025, các nhiệm kỳ tiếp theo.

Chị Xài chia sẻ, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo vùng đồng bào DTTS, khó khăn trên con đường tìm đến tri thức. Song, chị được sự ủng hộ, động viên và tạo điều kiện từ phía gia đình, đặc biệt là nhờ có chính sách cử tuyển dành cho học sinh con em đồng bào DTTS, nên năm 2005, sau khi tốt nghiệp THPT, chị được cử đi đào tạo ngành Văn hoá dân tộc tại Trường Ðại học Văn hoá TP Hồ Chí Minh và tốt nghiệp loại giỏi.

Cuối năm 2010, chị được tiếp nhận và bố trí công tác tại Phòng Dân tộc huyện Thới Bình. Qua quá trình phấn đấu, rèn luyện, đến năm 2014 chị tự hào đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Năm 2016, được điều động về Văn phòng HÐND và UBND huyện Thới Bình.

Chị bộc bạch: “Ðược sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền cũng như cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo khoá Cao cấp lý luận chính trị tập trung tại Học viện IV, Cần Thơ, giúp tôi có cơ hội học tập, rèn luyện, củng cố và nâng cao cơ sở lý luận để tham gia vào công cuộc đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết dân tộc, nhất là trên không gian mạng như hiện nay”.

Hay như chị Sơn Thị Sa Thươl từ ngày được tuyển dụng vào Ðài PT-TH Cà Mau, chị luôn được tạo điều kiện để học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ học bổ túc văn hoá, học đại học, và hiện chị đã là thạc sĩ ngành Báo chí học.

Ðể giúp bà con vượt qua khó khăn do đại dịch, chị Sa Thươl cùng nhóm bạn bè tích cực vận động lương thực, thực phẩm... hỗ trợ bà con khó khăn.

Chị Sa Thươl khẳng định, người Khmer không thụt lùi, đặc biệt nữ người Khmer thời hiện đại đã biết tạo cơ hội cho bản thân làm chủ cuộc sống, làm chủ khoa học công nghệ. Minh chứng rõ nét thông qua các tác phẩm dự thi liên hoan nghiệp vụ cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc của chị và đồng nghiệp luôn được đánh giá cao, đạt nhiều giải thưởng. Ðề tài của chị rất gần gũi, thể hiện bằng song ngữ Việt - Khmer, đó là những “xóm đại học”, những vùng đồng bào Khmer khởi sắc, là những người có uy tín trong đồng bào, những cán bộ nữ, những nữ bí thư chi bộ giỏi giang…, tất cả thể hiện đầy đủ gam màu sống động của đồng bào dân tộc Khmer tại Cà Mau ngày càng tiến bộ và phát triển.

Ðồng quan điểm, chị Huỳnh Hồng Thắm, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, cho rằng là phụ nữ hiện đại, nhất là phụ nữ đồng bào DTTS nhất định đã thích ứng với công nghệ 4.0 để nâng cao trình độ và hội nhập. Hiện nay, Trung ương hội phát động phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, do đó chị và tập thể Ban Thường vụ Hội LHPN huyện chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện tuyên truyền, vận động giúp chị em, nhất là chị em đồng bào DTTS nâng cao kiến thức, có đạo đức, có sức khoẻ, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, góp phần xây dựng người phụ nữ Trần Văn Thời “Ðoàn kết - Sáng tạo - Ðổi mới - Phát triển” để xứng đáng với kỳ vọng của hội, tổ chức Ðảng.

Gần gũi, nhiệt tình, trách nhiệm, chị Huỳnh Hồng Thắm (bìa phải) trở thành “điểm tựa” của chị em, nhất là chị em người DTTS với nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Theo chị Lâm Thị Xài, không chỉ riêng phụ nữ vùng DTTS mà người phụ nữ hiện đại nói chung cần xây dựng cho mình rất nhiều yếu tố. Ngoài việc kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ hiện đại cần xây dựng cho mình thêm những giá trị mới, trong đó yếu tố trước tiên là tính độc lập, tự chủ về tài chính. Phải nâng cao giá trị bản thân thông qua việc trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, tri thức; bên cạnh đó, ngoài việc chăm sóc gia đình, con cái, cũng cần phải biết chăm sóc bản thân.

“Phụ nữ phải chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm xây dựng các mối quan hệ mới, từ đó có điều kiện giao lưu, học hỏi, phát triển, khẳng định vai trò và vị thế”, chị Xài khẳng định./.

 

Băng Thanh

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.