ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 00:01:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý, sử dụng tài sản công hiệu quả để chống lãng phí

Báo Cà Mau

Trong năm 2024, công tác quản lý, sử dụng tài sản công được tỉnh thực hiện đúng theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Tài chính. UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, giao Sở Tài chính phụ trách hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhằm đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc quản lý đấu giá tài sản công tại Sở Tài chính. Ảnh: K.K

Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; Quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng và phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; Quyết định ban hành danh mục tài sản cố định đặc thù, danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; Quyết định thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh… Đồng thời, giao Sở Tài chính thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn, quản lý tài sản công (cơ sở nhà, đất, máy móc thiết bị, xe ô tô), mua sắm trang bị, quản lý sử dụng tài sản công, từ đó đảm bảo các đơn vị thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.

Tính đến hết quý 3/2024, toàn tỉnh có 227/227 đơn vị quản lý nhà nước đã triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có 40 đơn vị cấp tỉnh; 123 đơn vị cấp huyện và 64 đơn vị cấp xã, chiếm 100% tổng số các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, thực hiện quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP, ngày 21/6/2021 của Chính phủ và Thông tư 56/2022/TT-BTC, ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh giao Sở Tài chính đôn đốc các đơn vị rà soát, xây dựng lại phương án tự chủ và hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính theo quy định. Kết quả đến nay có 375 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP (trong đó 21 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, 73 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, 281 đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Qua kết quả triển khai thực hiện về quản lý tài sản công đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị đều có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý, sử dụng tài sản theo quy định. Tỉnh còn thực hiện nhiều biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; mở rộng việc công khai và giám sát của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong chi tiêu ngân sách; thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở; đưa kết quả thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức cuối năm. Qua đó, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách và biên chế được giao; tiết kiệm những khoản chi tiêu không cần thiết, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc.

KIM TUẤN

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Để thu hút các nguồn lực phát triển, những năm gần đây, TX. Giá Rai luôn tăng cường công tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực để đầu tư phát triển.

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.