40 năm bom không còn rơi trên mảnh đất cuối trời cực Nam Tổ quốc này nữa nhưng dư âm của nó chưa một ngày tắt trong lòng mỗi người; di chứng chiến tranh vẫn còn hằn in trên nếp nhà, phố phường, xóm làng, trên những người thân quen. Vượt qua khói lửa chiến tranh, 40 năm Cà Mau được những người con ưu tú của quê hương góp sức xây dựng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác dạy.
40 năm bom không còn rơi trên mảnh đất cuối trời cực Nam Tổ quốc này nữa nhưng dư âm của nó chưa một ngày tắt trong lòng mỗi người; di chứng chiến tranh vẫn còn hằn in trên nếp nhà, phố phường, xóm làng, trên những người thân quen. Vượt qua khói lửa chiến tranh, 40 năm Cà Mau được những người con ưu tú của quê hương góp sức xây dựng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác dạy.
Từ đổ nát điêu tàn, Cà Mau đã xây dựng trở thành một tỉnh đi đầu về xuất khẩu thuỷ hải sản của cả nước và TP Cà Mau trở thành một trong những đô thị động lực của vùng ĐBSCL.
Những hình ảnh nhắc để nhớ ngày ấy và bây giờ qua bộ ảnh tư liệu của NSNA Võ An Khánh và phóng viên Nguyễn Khánh Phương thực hiện. Xin trân trọng giới thiệu./.
Đường phố Cà Mau rộn rịp trong ngày đầu giải phóng. (Ảnh chụp trên đường Lê Lợi, phường 2, TP Cà Mau, trước Phòng CSGT đường thuỷ bây giờ). Ảnh: VÕ AN KHÁNH |
![]() |
Trung tâm TP Cà Mau hôm nay nhìn từ biểu tượng Cà Mau theo hướng Bắc, bên trái là cầu Cà Mau, bên phải là trung tâm hành chính của tỉnh - trước năm 1975 là Toà Hành chánh của chính quyền nguỵ. Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG |
Lớp học dã chiến bên cạnh hầm tránh pháo, trong tầm đạn của đồn cầu Chữ Y. Giáo viên là chị Bảy Tấn, ở xóm Hào Sai, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (tháng 6/1971). Ảnh: V.A.K |
Đến nay, Cà Mau với hệ thống 562 trường phổ thông với 203 trường đạt chuẩn quốc gia, hơn 18.000 cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn. (Trong ảnh: Cô và trò Trường THPT Cà Mau trong giờ lên lớp). Ảnh: K.PHƯƠNG |
Chị Dương Thị Cẩm Vân - kiện tướng chiến hào Đầm Dơi (người thứ ba từ trái sang) cùng đồng đội đang trao đổi, học tập tại chiến hào (năm 1966). Ảnh: V.A.K |
![]() |
Tượng đài Anh hùng LLVT Nhân dân Dương Thị Cẩm Vân hiên ngang bên bờ sông Đầm, tại trung tâm huyện lỵ Đầm Dơi bây giờ. Ảnh: K.PHƯƠNG |
Đầm Thị Tường vừa là khu căn cứ kháng chiến, vừa là bầu sữa nuôi sống bà con vùng này qua những năm chiến tranh gian khổ, ác liệt. Ảnh: V.A.K |
![]() |
Hôm nay, tượng đài được dựng lên trang nghiêm tại Khu căn cứ Tỉnh uỷ (Xẻo Đước - đầm Thị Tường). Ảnh: K.PHƯƠNG |
Đồn Cái Rắn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước bị quân ta tiêu diệt đêm 3/6/1974. Ảnh: V.A.K |
Nơi đồn bót ngày xưa giờ là ngôi trường học khang trang, đón hàng ngàn lượt học sinh mỗi năm. Ảnh: K.PHƯƠNG |
Chăm sóc thương binh trên đường đưa về hậu cứ. Ảnh: V.A.K |
![]() |
Ngày nay, hệ thống Bệnh viện Quân, Dân y ngoài thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ trong lực lượng vũ trang, còn là địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Ảnh: K.PHƯƠNG |