ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 18:59:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quy hoạch sản xuất vùng ngọt trước nguy cơ bị phá vỡ: Bài 3:​ Ðương đầu với hạn, mặn

Báo Cà Mau Ðể "sống chung với hạn, mặn", có nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học đem ra mổ xẻ. Hàng loạt hội nghị, hội thảo, các chuyến khảo sát thực tế của các cấp, các ngành và chính quyền từ Trung ương đến địa phương liên tục diễn ra nhằm tìm lời giải cho bài toán sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn, mặn tăng cao cho trước mắt và lâu dài.

Ðể "sống chung với hạn, mặn", có nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học đem ra mổ xẻ. Hàng loạt hội nghị, hội thảo, các chuyến khảo sát thực tế của các cấp, các ngành và chính quyền từ Trung ương đến địa phương liên tục diễn ra nhằm tìm lời giải cho bài toán sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn, mặn tăng cao cho trước mắt và lâu dài.

Trong chuyến khảo sát hạn, mặn tại 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời vừa qua, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình nhấn mạnh: “Các địa phương cần xem đây vừa là thách thức đồng thời cũng là thời cơ để chúng ta hoàn thiện kết cấu hạ tầng thuỷ lợi đồng bộ hơn, hoàn chỉnh hơn. Song song đó thì việc tái cơ cấu, bố trí sản xuất cần được đẩy nhanh tiến độ”.

Cật lực chống chọi  hạn, mặn

Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, trước mắt, sở sẽ chỉ đạo triển khai nhanh nguồn vốn Trung ương cấp bù miễn thuỷ lợi phí năm 2016 và nguồn vốn chống hạn, xâm nhập mặn năm 2016 và xây dựng kế hoạch khẩn cấp đầu tư các công trình bức xúc cần nạo vét để trữ nước kết hợp với ngăn mặn, chống tràn và tạo nguồn nước để phục vụ sản xuất. Phát động phong trào làm công tác thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng đến từng hộ dân. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh việc kê liếp trồng rừng thâm canh, tăng khả năng trữ nước cho rừng tràm.

Người dân tranh thủ mùa này để làm thuỷ nông nội đồng, chủ động cho những vụ mùa sau (Ấp 1, xã Trần Hợi).             Ảnh: NGỌC HUỆ

Bên cạnh đó, ngành cũng chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, điều chỉnh lịch thời vụ, hướng dẫn cơ cấu giống, kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, với điều kiện ảnh hưởng, tác động tiêu cực của El Nino; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, diễn biến nguồn nước; thông tin rộng rãi và kịp thời cho các địa phương, đơn vị liên quan để chủ động ứng phó và chủ động trong sản xuất vụ mùa mới.

Về giải pháp lâu dài, ông Lê Văn Sử cho biết thêm, ngành sẽ khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, bố trí lại sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của từng tiểu vùng gắn với triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Song song đó, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu vực rừng tràm U Minh Hạ, nhằm đảm bảo cấp thoát nước phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trước tác động của biến đổi khí hậu gay gắt như hiện nay. Chú trọng xây dựng hệ thống công trình, vừa thực hiện nhiệm vụ ngăn mặn, chống tràn kết hợp đảm bảo vận chuyển lâm sản; tiếp tục nghiên cứu đề xuất mở rộng, nạo vét sâu hệ thống kinh mương đảm bảo trữ nước vào mùa khô những năm tiếp theo.

Hạn, mặn và bài toán “tái cơ cấu”

Giải pháp tình thế trong điều kiện kinh phí còn nhiều khó khăn như hiện nay là nhanh chóng sửa chữa, lắp đặt trạm bơm để điều tiết nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Theo đó, nhiều công trình được đầu tư nạo vét với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng.

Ông Trần Quốc Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho hay: “Với nguồn vốn nhỏ lẻ, manh mún đã qua thì việc thực hiện đồng bộ quy hoạch thuỷ lợi là rất khó khăn. Trong khi tổng nguồn vốn thực hiện quy hoạch khoảng 17.000 tỷ đồng thì mỗi năm chỉ rót về có 500-700 triệu đồng thì làm sao hoàn thiện được quy hoạch”.

Tỉnh Cà Mau đang thông qua đề án quy hoạch chi tiết nhằm hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng định hướng tới năm 2020. Theo đề án mới, Cà Mau sẽ quy hoạch thành 31 tiểu vùng (năm 2001, Cà Mau quy hoạch có 23 tiểu vùng vì huyện Năm Căn và Ngọc Hiển nằm ngoài quy hoạch), gồm: 5 tiểu vùng thuộc vùng Bắc Cà Mau; 18 tiểu vùng thuộc vùng Nam Cà Mau; vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp và 8 tiểu vùng ven biển Năm Căn - Ngọc Hiển.

Ngành nông nghiệp Cà Mau đề xuất thực hiện 1 trong 3 giải pháp, tổng nguồn vốn dự kiến từ 16.000-17.000 tỷ đồng (chủ yếu huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ). Trong đó phân theo từng giai đoạn, thực hiện nhiều hạng mục công trình, như: hoàn thiện đê biển, kè đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, trạm bơm thoát nước ở các cống…

Mục tiêu sau khi hoàn thành đề án, nhằm ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác cho Nhân dân trong vùng, ứng phó với xâm mặn, biến đổi khí hậu gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông, đời sống dân cư ven biển, dân cư những vùng dễ bị tổn thương do thời tiết, giảm thiểu tác động tới môi trường. Tuy nhiên, theo ông Nam nhận định: “Quy hoạch thì phải quy hoạch, làm được nhiêu thì làm, bám theo quy hoạch thì vốn đâu mà làm”.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thước, Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật tỉnh Cà Mau, bức xúc: “Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, chúng ta hãy xem nước mặn như một cơ hội để phát triển hệ sinh thái mặn - lợ. Ðừng quá đặt nặng câu chuyện về đảm bảo an ninh lương thực để rồi cuộc sống người nông dân phải nghèo đói triền miên".

Lý giải cho vấn đề này, ông Thước phân trần: “Hãy xem nước mặn như một cơ hội để người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp. Trong khi tỉnh ta được thiên nhiên ưu đãi có những điều kiện đặc thù với 6-7 tháng mùa mưa, 5-6 tháng mùa mặn đảm bảo cho cả cây lúa lẫn con tôm phát triển bền vững thì hà cớ gì phải gánh trọng trách an ninh lương thực để rồi người dân cứ phải loay hoay tìm đầu ra bấp bênh cho cây lúa. Tôi nghĩ, để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, và cũng để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu - nước biển dâng, hay giúp phòng, chống thiên tai dịch bệnh, bảo vệ sản xuất cho đạt hiệu quả cao, thì ngoại trừ vùng ngọt hoá ổn định huyện Trần Văn Thời và vùng rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau cần mạnh dạn có sự lựa chọn và bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái mặn ngọt đan xen theo mùa cho từng vùng và hãy xem nước mặn là tài nguyên đáng được bảo vệ tốt bằng việc khơi thông kinh cống thay vì phải sợ nó và bao ví nó như đã qua".

Như vậy, việc cần làm nhất trong lúc này là bố trí lại vụ mùa cho hợp lý, chọn giống kháng mặn và hạn, chuyển đổi một phần diện tích lúa 2 vụ kém hiệu quả sang 1 vụ lúa - 1 vụ tôm; chuyển từ cây trồng sử dụng nhiều nước sang loại cây trồng khác sử dụng ít nước… Về lâu dài đó chính là giải pháp thuỷ lợi trong quản lý nước ngọt và tăng cường quản lý rừng ngập mặn để bảo vệ sự phát triển bền vững của toàn vùng.

Mùa hạn, mặn rồi sẽ qua trong khắc khoải lo âu và khát khao hy vọng, nông dân Cà Mau lại tiếp tục mùa vụ mới, một sức sống mới, một sự hồi sinh trên cánh đồng đã từng hạn, mặn. Hy vọng rằng, sau cơn hạn, mặn lịch sử này, nông dân Cà Mau sẽ tìm được cho mình một hướng đi mới, hướng đi tận dụng được hết tiềm năng và lợi thế mà đất và người Cà Mau đang sở hữu./.

Ngọc Huệ - Nguyẽn Phú – Ðặng Duẩn

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.