ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 07:03:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm bứt phá trong năm mới

Báo Cà Mau Năm 2023, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Huyện uỷ, HÐND, UBND huyện; quyết tâm, nỗ lực của cán bộ, Nhân dân và doanh nghiệp, huyện Trần Văn Thời gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, tất cả 16/16 chỉ tiêu nghị quyết năm đều đạt và vượt.

Phát huy lợi thế vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung chỉ đạo triển khai, nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Năng suất lúa bình quân 5,71 tấn/ha, tổng sản lượng 345.610 tấn, đạt 109,7% kế hoạch, tăng 5,1% so cùng kỳ năm trước. Giá lúa tăng, lúa hàng hoá được tiêu thụ hết, lợi nhuận cao, tạo phấn khởi lớn đối với bà con trồng lúa.

Lĩnh vực thuỷ sản tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn mang lại hiệu quả và đang tiếp tục được mở rộng. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 15.072 ha, đạt 107,66% kế hoạch, bằng 148,48% so với cùng kỳ. Nuôi tôm công nghiệp 611 ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 334 ha. Mô hình nuôi cá bổi thâm canh được mở rộng, với 141 ha, tăng hơn 41 ha so với cùng kỳ. Nghề nuôi cá bớp lồng bè xung quanh đảo Hòn Chuối tiếp tục phát triển ổn định, hiện có 34 hộ nuôi với 262 lồng, sản lượng đạt khoảng 200 tấn/vụ (2 vụ/năm), lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng/tấn.

Tổng sản lượng thuỷ sản trong năm 2023 của huyện Trần Văn Thời 158 ngàn tấn, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ năm trước. Ảnh: HỒNG NHUNG

Toàn huyện có 1.915 phương tiện khai thác biển và dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó có hơn 1 ngàn phương tiện công suất lớn, đáp ứng yêu cầu khai thác xa bờ và bám biển dài ngày, gắn với bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển, đảo. Tổng sản lượng thuỷ sản trong năm 158 ngàn tấn, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ. Ðịa phương phối hợp vận động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá đạt 100%.

Sông Ðốc có đội tàu hùng hậu bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn tấn hải sản tiêu thụ cả nước.     Ảnh: HỒNG NHUNG

Kinh tế hợp tác tiếp tục phát triển, toàn huyện hiện có 49 hợp tác xã, tăng 2 hợp tác xã so cùng kỳ. Một số hợp tác xã bước đầu tạo được chuỗi liên kết, phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đã tác động tích cực vào nhận thức của người dân trong liên kết sản xuất và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM.

Hiện toàn huyện có 11 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 nhãn hiệu tập thể, 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Có 8 sản phẩm OCOP đảm bảo số lượng đủ cung ứng ra thị trường; các sản phẩm được công nhận 3 sao được trưng bày tại các điểm gắn với du lịch, đưa trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.

Công tác xây dựng NTM được các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt, đến nay đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM; 8/11 xã đạt chuẩn NTM, bình quân mỗi xã đạt 15,82 tiêu chí, tăng 2,46 tiêu chí; 8 xã đang xây dựng NTM nâng cao, bình quân mỗi xã đạt 9,5 tiêu chí, tăng 2,22 tiêu chí. Ðến nay thị trấn Sông Ðốc đạt 49/52 nội dung đô thị văn minh, thị trấn Trần Văn Thời đạt 42/52 nội dung.

Cầu sông Ông Ðốc thông xe ngày 10/12/2023, mang lại niềm vui cho người dân địa phương. Ảnh: HỒNG NHUNG

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng các mô hình văn hoá ngày càng được nâng lên. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân được chú trọng; chất lượng khám, chữa bệnh cơ bản đáp ứng yêu cầu. Cải cách hành chính được quan tâm thực hiện, kỷ luật, kỷ cương hành chính từng bước đi vào nền nếp; hoạt động của chính quyền các cấp phát huy được vai trò và tính hiệu lực, hiệu quả. Huyện thực hiện tốt chính sách an sinh và phúc lợi xã hội; chăm lo người có công, người nghèo, bảo trợ xã hội. Quốc phòng - an ninh được giữ vững; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Năm 2024 là năm bứt phá để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ Huyện Trần Văn Thời lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của huyện. Huyện đã đề ra 16 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng như: GRDP bình quân đầu người 58,7 triệu đồng; sản lượng thuỷ sản 161 ngàn tấn; sản lượng lúa 305.952 tấn; giải quyết việc làm 5 ngàn lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,34%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 8%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ rác thải đô thị và khu, cụm công nghiệp được thu gom, xử lý 94%...

“Huyện tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp với diễn biến tình hình chung và của địa phương, tạo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng phục vụ những ngành sản xuất và dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, tác động thúc đẩy sự phát triển của huyện. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; tập trung cao thực hiện chương trình chuyển đổi số... Tập trung mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ theo Ðề án xây dựng huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn NTM, đô thị văn minh; chỉ đạo thực hiện kịp thời, có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, quyết tâm./.

 

Hà Phương

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.