ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:17:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rạch Gốc chung tay xoá nghèo

Báo Cà Mau Là thị trấn trung tâm của huyện Ngọc Hiển, thị trấn Rạch Gốc đang chuyển mình từng ngày. Kinh tế phát triển, cơ sở vật chất được tập trung đầu tư nhiều, giờ đây đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng cao.

Là thị trấn trung tâm của huyện Ngọc Hiển, thị trấn Rạch Gốc đang chuyển mình từng ngày.  Kinh tế phát triển, cơ sở vật chất được tập trung đầu tư nhiều, giờ đây đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn hơn 20%. Ðứng trước khó khăn này, Ðảng bộ, các cơ quan đoàn thể cùng Nhân dân thị trấn đang chung tay ra sức để đẩy lùi cái nghèo, phấn đấu phát triển đúng quy hoạch của Huyện uỷ Ngọc Hiển theo lộ trình đến năm 2020, sẽ là thị trấn trung tâm được công nhận đô thị loại 4.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ cần cù lao động mỗi ngày để thoát cảnh khó khăn.

Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc Lưu Văn Thọ cho biết, theo số liệu thống kê năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo tại thị trấn là 10%, tương đương 292 hộ và hộ cận nghèo 12%, tương đương 343 hộ. Về nguyên nhân, công tác giảm nghèo đã được thực hiện nhiều năm qua, nhưng đến nay tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao là do đa phần những người dân nhập cư về địa phương sinh sống. Bên cạnh đó, do thời tiết những năm gần đây thất thường, kèm theo số ngư dân tập trung ngày một đông, nên sản lượng thuỷ sản đánh bắt không đạt, kéo theo bà con lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Ðảng uỷ và UBND thị trấn đã tiến hành rà soát và phân loại các diện hộ nghèo: có lao động; không có lao động; tai nạn, bệnh tật; tệ nạn xã hội. UBND thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo, lập những phương án giảm nghèo giúp cho bà con, hướng dẫn bà con hộ nghèo có lao động đăng ký những mô hình chăn nuôi, sản xuất để thoát nghèo. Trước mắt, UBND thị trấn đề xuất lên huyện sẽ hỗ trợ những hộ nghèo có lao động từ 10-15 triệu đồng để triển khai các mô hình kinh tế xoá nghèo.

Ðồng thời, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của thị trấn sẽ phân ra làm 2 tiểu ban: Ban phương án giải quyết thủ tục hành chính, duyệt hồ sơ; Ban phương án chịu trách nhiệm, hướng dẫn thực hiện các mô hình buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi.

Bên cạnh, Ðảng uỷ có những nghị quyết, chỉ tiêu cụ thể cho các ngành đoàn thể và các ấp, khóm, kể cả các chỉ tiêu huy động nội lực, phân công các ngành đoàn thể, đảng viên cùng chung sức giúp đỡ các hộ nghèo. Sau khi các chi bộ khóm, ấp rà soát tỷ lệ báo cáo, thì cán bộ Ban Chỉ đạo giảm nghèo sẽ trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn người dân phương án thực hiện các mô hình xoá nghèo.

Ông Lưu Văn Thọ cho biết: “Ða phần những hộ dân được vay vốn thực hiện các mô hình xoá nghèo rất thành công, gần 50% tỷ lệ vay vốn hằng năm được hoàn trả. Ban Chỉ đạo luôn sát sao bên cạnh người dân, theo dõi để hỗ trợ những khó khăn bà con chưa thể tháo gỡ. Ngoài ra, bên cạnh đó cũng là cách để xem xét những mô hình nào có triển vọng để nhân rộng ra cho bà con”.

Công tác vận động xã hội, ủng hộ về vật chất, tinh thần giúp bà con vươn lên thoát nghèo luôn đẩy mạnh, đi sâu bằng nhiều hình thức, đặc biệt là được thực hiện thường xuyên. Ðiển hình là Hội Phụ nữ thị trấn, các chị luôn động viên chị em gia đình khó khăn vươn lên, hằng tháng chi hội hỗ trợ cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn mượn vốn từ 60-70 triệu đồng, theo hình thức xoay chuyển.

Bà Tiết Mỹ Khanh, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn, cho biết: “Với  tinh thần tương trợ nhau, các chị em trong hội luôn không ngại khó khăn, vận động bà con xuyên suốt trong thời gian qua, nên bà con thuộc những hộ nghèo được cho vay đều rất quyết tâm làm ăn thoát nghèo. Gần đây nhất có hộ ông Trần Văn Hoà, vay vốn xoá nghèo được 2 năm đã hoàn trả gần hết số vay, với số tiền 15 triệu đồng và trả theo quý”.

Thực sự, công tác giúp nhau trong sản xuất đã được thực hiện từ nhiều năm nay và mang lại hiệu quả rất cao, theo báo cáo điều tra năm 2014-2016, đã điển hình công tác của Hội Cựu chiến binh thị trấn với việc xây dựng quỹ hùn vốn, tổng số tiền 510 triệu đồng, giúp giải quyết cho 13 hộ nghèo mượn vốn sản xuất.

Hộ bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, tại Khóm 3, gia đình có 4 người, 2 người con phải đi làm thuê ở xa, nhà chỉ có 2 vợ chồng già, nhưng chồng bà lại mất sức lao động, nên sinh hoạt của cả 2 phải dựa vào bà Thuỷ. Nhờ Hội Phụ nữ tạo điều kiện cho vay nên bà Thuỷ đã mở một tiệm tạp hoá nhỏ.

Bà Thu Thuỷ chia sẻ: “Phải gánh vác nhiều thứ, nhưng không có đồng vốn. Cũng may nhờ có chị em bên Hội Phụ nữ mà gia đình tôi đỡ hơn ngày trước. Từ ngày mở được quán, với quảy gánh này tôi kiếm được hơn 200.000 đồng mỗi ngày. Bản thân tôi ráng cố gắng làm, năm sau tôi trả hết nợ và sửa lại nhà cho tụi nhỏ về có chỗ ngủ”.

Thị trấn Rạch Gốc đang dần chuyển mình vươn lên từng ngày, đây là cơ hội để người dân phát triển kinh tế, giao thương. Ông Lưu Văn Thọ cho biết: “Thị trấn vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết, đó là còn những hộ nhập cư đến đây lập nghiệp. Có những hộ chỉ có bàn tay trắng đến theo ghe, hết mùa lại không biết làm gì, đất canh tác thì không có. Chúng tôi mong muốn có khu tái định cư để họ an tâm sản xuất, thoát nghèo”./.

Bài và ảnh: Khánh Phương

Dân vận khéo gắn với lợi ích Nhân dân

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Ðảng đã đưa phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) vào văn kiện đại hội. Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ: “Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua DVK, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Ðây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác huỷ diệt

Tình trạng vi phạm giảm rõ rệt, nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được phục hồi, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được nhân rộng... là những kết quả nổi bật sau gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Sinh khí mới từ Quy định 144

Quy định 144-QÐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) từ khi triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn thể đảng viên, chi bộ đảng đã thực sự tạo nên nguồn sinh khí mới mẻ, tích cực, gắn với công việc tự soi, tự sửa, phê bình và tự phê bình, việc tự giác nêu gương và giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Ðảng bộ xã Khánh Hoà, huyện U Minh đã triển khai quán triệt Quy định 144 gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, trong đó tập trung tăng cường sức chiến đấu của chi bộ đảng, đảng viên và bằng những đóng góp thiết thực, trách nhiệm vì sự phát triển của địa phương.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.