ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 03:24:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc màu giai điệu miền Tây

Báo Cà Mau (CMO) Được tổ chức lần đầu tiên năm 2007 tại TP. Vũng Tàu, đến nay Liên hoan Âm nhạc toàn quốc khu vực ĐBSCL đã có 32 lần ghi dấu ấn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước và mỗi điểm đến đã trở thành nơi để các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ thuộc các chi hội âm nhạc tìm về mái nhà chung nghệ thuật. Liên hoan lần thứ 32 này có phần đặc biệt hơn, bởi nó diễn ra tại vùng đất cuối trời, mà theo như PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đây chính là dịp để những người làm nghệ thuật cả nước đến với Cà Mau, vùng đất giàu truyền thống về lịch sử, văn hoá, thi ca, âm nhạc và tạo nên rất nhiều cảm xúc sáng tạo mới...

Dấu ấn đẹp vùng đất cuối trời

Mở đầu chương trình, đông đảo giới chuyên môn và khán giả có dịp tái ngộ NSND Quang Thọ trên sân khấu với tác phẩm Tình ca (sáng tác Hoàng Việt). Giọng ca điêu luyện đã làm nóng lên bầu không khí nghệ thuật liên hoan.

Thông qua các hình thức thể hiện: Đơn ca, song ca, tốp ca, múa phụ hoạ..., 38 tác phẩm âm nhạc mới sáng tác của các nhạc sĩ mang nội dung ca ngợi Đảng, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất và người với những bản sắc văn hoá đặc trưng... lần lượt được thể hiện trên sân khấu. Sự hoà quyện của ca từ, giai điệu, hoà âm phối khí, sự chỉnh chu trong thể hiện của ca sĩ, diễn viên múa phụ hoạ như những bông hoa đẹp lần lượt cùng nhau khoe hương sắc.

Tiết mục “Tự hào thành phố Cà Mau” (sáng tác Nguyễn Ngọc Để) của đơn vị Cà Mau đoạt giải A tại liên hoan.
Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Cà Mau Trương Hoàng Thêm trao bằng khen cho các đơn vị đoạt giải A tại Liên hoan.

Nhiều tác phẩm đọng lại trong lòng khán giả những ấn tượng đẹp như: Đảo ngọc Phú Quốc (đơn vị Kiên Giang), Lời ru tháng Bảy (đơn vị Đồng Tháp), Thương lắm Hàm Luông (đơn vị Bến Tre), Gặp nhau nơi cuối con đường (đơn vị Cần Thơ), Nhớ người nhạc sĩ tình ca (đơn vị Vĩnh Long), Làng Chăm bên sông Hậu (đơn vị An Giang), Tự hào thành phố Cà Mau (đơn vị Cà Mau).

Khẽ lau giọt mồ hôi sau phần thể hiện ca khúc Làng Chăm bên Sông Hậu, Ca sĩ Võ Thị Thư, đến từ Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh An Giang, chia sẻ: "Lần đầu tiên tham gia liên hoan lớn, có rất nhiều cô chú, anh chị nghệ sĩ đầy kinh nghiệm, bản thân cảm thấy rất vui. Với tuổi nghề còn khá trẻ, mình đến đây với suy nghĩ đúc kết, trau dồi kinh nghiệm và chắt lọc thêm vốn kiến thức bổ ích trong nghệ thuật".

Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, kết quả có 6 giải A, 8 giải B cho các tiết mục. Bên cạnh những thành công nhất định, cũng tồn tại một số hạn chế về chất lượng, theo Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam, so với liên hoan trước tại Vĩnh Long thì năm nay có nhiều tiến bộ trong sáng tác, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tác phẩm âm nhạc mang tính sáng tạo đột phá, đâu đó vẫn còn màu sắc cũ. Bên cạnh một số tác phẩm cân xứng phối khí, giai điệu màu sắc rất đều, có tác phẩm đệm piano tạo được dấu ấn đẹp thì cũng có một số tác phẩm nhạc đệm từ đầu đến cuối, dày đặc, không để người nghe lắng lại, ca sĩ không có đất giãi bày cảm xúc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh mong muốn, liên hoan là dịp để các nhạc sĩ trong khu vực nhìn lại và tiếp tục sáng tạo để ngày càng có những tác phẩm tốt hơn, chất lượng hơn.

Hào hứng khi đoạt giải A tại liên hoan và là một trong những tiết mục được chọn công diễn đêm bế mạc, Ca sĩ Hoàng Hiệp, đến từ đơn vị Quân khu 9, bộc bạch: "Gặp nhau nơi cuối con đường là một ca khúc mới được sáng tác và do mình công tác trong đơn vị quân đội nên việc tập luyện với nhạc sĩ, phối nhạc được thực hiện gấp rút trong vỏn vẹn 1 tuần. Với thời gian ngắn như thế khó có thể chuyển tải hết cảm xúc cũng như kỹ thuật thể hiện thật hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đến khi biết mình được công diễn và được giải cao, đó chính là vinh dự cho bản thân và cả tập thể văn nghệ sĩ Cần Thơ khi tham gia liên hoan tại vùng đất Cà Mau lần này".

Cà Mau thắng lớn

Tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc lần thứ 32, đơn vị tỉnh Cà Mau tham gia dự thi 3 ca khúc mới gồm: Hát về cành hoa núi sông (sáng tác Lữ Minh Ngọc), Làng chiếu quê em (sáng tác Trần Thanh Hoà) và Tự hào thành phố Cà Mau (sáng tác Nguyễn Ngọc Để). Theo Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau, cùng với việc lựa chọn ca khúc của Hội Nhạc sĩ, Trung tâm Văn hoá tỉnh có trách nhiệm tổ chức dàn dựng. Hoà âm phối khí là việc quan trọng hàng đầu, tiếp đó chính là lực lượng ca sĩ và những tiết mục múa minh hoạ làm phong phú thêm cho những ca khúc này. Việc tập luyện được chuẩn bị nghiêm túc trong gần 1 tháng với lực lượng tham gia được quy tụ là những ca sĩ, diễn viên múa có khả năng chuyên môn giỏi trong toàn tỉnh.

"Qua bao năm trên đường cách mạng/Cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay/ Đường ta đi chân trời rộng mở/ Cà Mau ơi, thành phố thân yêu/ Là bài hùng ca/Như giục lòng ta/ Thêm vững bước trên đường ta đi tới, cho ta hát vang lên thành phố mới/ Thành phố Cà Mau bài hát tự hào...". Với tiết tấu hào sảng, vui tươi, được thể hiện khá tự tin của tốp ca nam và múa minh hoạ đẹp mắt, bài hát Tự hào thành phố Cà Mau vinh dự đoạt giải A; Làng chiếu quê em với giai điệu nhẹ nhàng, ca từ mộc mạc chân phương, tôn vinh làng nghề truyền thống của địa phương gắn với nét văn hoá đặc trưng của vùng đất Cà Mau, cũng góp vào liên hoan một giải B ấn tượng. Đồng thời, Cà Mau đã trở thành đơn vị xuất sắc toàn đoàn tại liên hoan lần này.

Gắn bó với âm nhạc gần 60 năm qua, Nhạc sĩ Trần Thanh Hoà vui mừng chia sẻ: Làng chiếu quê em là một sáng tác khá tâm đắc được ông viết trong một lần về Tân Thành để ca ngợi nét đẹp trong lao động và những con người cần mẫn nơi đây. "Ở độ tuổi 88, tôi có tác phẩm âm nhạc tham dự liên hoan toàn quốc và đoạt giải là một điều hết sức phấn khởi. Vui hơn nữa là mình được đóng góp một phần để mang về thành tích cho tỉnh nhà. Hy vọng từ kết quả này, các nhạc sĩ sẽ có nhiều cố gắng trong sáng tác để cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị hơn nữa", Nhạc sĩ Trần Thanh Hoà gửi gắm./.

Phúc Phúc

Phụ nữ & tình yêu cuộc sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2025, hội viên nữ, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trên toàn quốc gởi tác phẩm tham gia triển lãm Online. Với chủ đề Phụ nữ - Tình yêu cuộc sống, triển lãm năm nay quy tụ 217 tác phẩm của 73 tác giả, phong phú về đề tài, thể hiện sinh động cuộc sống ở các vùng, miền trong cả nước, từ Bắc đến Nam.

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Giao thoa giữa Nguyễn Ngọc Tư và triết lý Nietzsche

Giải thưởng "Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024" mà Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận được từ Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) khẳng định tài năng của chị, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Khơi mạch cảm xúc với ảnh in trên giấy dó

Bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh năm 1990 cùng máy ảnh phim Zenit, chuyển sang nhiếp ảnh nghệ thuật sau biến cố cuộc sống vào năm 2005, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hải Bình gầy dựng phong trào nhiếp ảnh trẻ ở TP Nha Trang vào năm 2012, thông qua diễn đàn anhsangdep.com. Năm 2015, anh tham gia thành lập Câu lạc bộ Ánh sáng đẹp, trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hoà.

Yêu mến quê sen

Dù làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thi công, tuy nhiên, sinh sống trên quê hương nông nghiệp, mỗi sớm lái xe đi làm, anh say sưa ngắm cảnh đẹp trên đường: bến nước, đồng lúa, dòng sông, đầm sen, làng hoa, vườn cây trái trĩu cành, những công trình mới... Lòng yêu mến quê thiết tha là nguồn cảm hứng dạt dào, tạo mạch cảm xúc mãnh liệt thôi thúc Trần Thành Trung hiện thực hoá mong ước ghi lại nhiều nhất có thể những góc nhìn đẹp, ấn tượng về xứ sở sen hồng Ðồng Tháp.

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề cương nội dung Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.

Nghệ sĩ - Người giữ giấc mộng đẹp cho công chúng

Ðã qua rồi những thành kiến: “Trồng trầu trồng lộn dây tiêu/Con theo hát bội mẹ liều con hư” hay “Xướng ca vô loại”, mà từ rất lâu, hình ảnh người nghệ sĩ chân chính luôn được công chúng trân trọng, nâng niu. Dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải khẳng định rằng: “Chính công chúng là người đón nhận, nuôi dưỡng tên tuổi của nghệ sĩ”. Ý thức được điều này, người nghệ sĩ phải nhớ: Cùng với việc giữ gìn ngọn lửa đam mê, khát khao cống hiến tài năng thì mình còn phải là “người giữ giấc mộng” cho công chúng.

AI VẼ LẠI ĐƯỜNG QUÊ

Ai vẽ lại đường quê Mà màu xi măng trải dài ngút mắt Có hàng cây xanh nghiêng che bóng mát Theo những vòng xe mỗi ngày em đi học Những khóm hoa ven đường cùng đón nắng ban mai …

“Say” cùng nhiếp ảnh

Chọn TP Hồ Chí Minh là nơi lập nghiệp, với Cao Thị Thanh Hà, nhiếp ảnh như cầu nối tri ân, thể hiện sự gắn bó, tình yêu lớn dành cho thành phố nơi chị sinh sống. Chị mê chụp và chụp rất nhiều về TP Hồ Chí Minh, vi vu phố phường, mưa - nắng, bình minh - hoàng hôn, đêm thành phố, những công trình mới, góc nhìn lạ...

Sắc riêng phố biển

Khi công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam hoàn tất, hành chính nước ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn (1836). Sử liệu trong địa bạ triều Nguyễn đã sớm nhắc tới những cửa sông, cửa biển trọng yếu của vùng đất Cà Mau như: Bồ Ðề, Tam Giang, Hiệp Phố (Bảy Háp) và Hoàng Giang. Hoàng Giang (tức Sông Ðốc ngày nay) không chỉ là cửa biển lớn, mà còn là 1 trong 3 chợ lớn nhất của tỉnh Hà Tiên rộng lớn ngày xưa.