ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 16:27:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Săn nhum ở Hòn Nghệ

Báo Cà Mau Xã đảo Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) còn hoang sơ, vì thế, số lượng nhum ở đây rất nhiều. Nghề săn bắt nhum nơi đây đang thịnh hành, nhằm phục vụ khách du lịch thưởng thức hương vị ngon ngọt xen lẫn vị mặn mòi của biển từ con nhum.

Xã đảo Hòn Nghệ có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch trải nghiệm.

Anh Huỳnh Hữu Phước gắn bó với Hòn Nghệ từ nhỏ. Với tình yêu biển đảo, thích khám phá thiên nhiên, anh Phước tổ chức tour tuyến cho khách du lịch tham quan Hòn Nghệ và xem hoạt động bắt nhum. Dụng cụ để lặn bắt nhum gồm kính lặn, cây gắp, túi đựng... Với kinh nghiệm lặn, thêm nữa là số lượng nhum trên đảo nhiều, nên anh Phước dễ dàng bắt được kha khá.

Ngư dân ở đây vừa đánh bắt, vừa bảo vệ nên những con nhỏ sẽ được thả lại cho chúng phát triển. Anh Phước chia sẻ: “Con nhum sống ưa sạch, nơi nào có san hô thì chúng mới sống nhiều. Mình chọn bãi vừa để đảm bảo an toàn cho du khách xem bắt nhum. Mình cũng có thợ lặn để lặn theo, hướng dẫn cách bắt nhum, mang về bè chế biến”.

Vì nguồn lợi nơi đây khá nhiều nên nhum được các ngư dân, thợ lặn bắt rất nhanh.

Không đầy 30 phút, những ngư dân này đã bắt được hơn 10 con nhum. Tuy vậy, bắt nhum không phải dễ dàng, vì người săn nhum phải có sức khoẻ tốt và chịu lạnh, chịu được áp lực nước. “Trước khi bơi phải vận động tay chân để đỡ bị chuột rút. Lặn thì phải hít lấy hơi trên mặt nước, xuống dưới mới bắt nhum được”, anh Phước cho biết thêm.

Du khách có thể mua nhum ở đây khá dễ dàng, mỗi con chế biến sẵn có giá khoảng 15 ngàn đồng. Nhum nướng mỡ hành là món đơn giản và ngon. Ngoài nhum, khách du lịch còn có thể thưởng thức các loại hải sản khác trên bè.

Sơ chế nhum.

 

Nhum nướng mỡ hành ở Hòn Nghệ.

Mùa khai thác nhum thường vào tháng Giêng, từ tháng 5 đổ lại, đây là thời điểm thích hợp vì sóng yên, nước biển trong, ít mưa... rất thích hợp cho việc săn bắt nhum.

Du lịch khám phá ở các đảo trong tỉnh Kiên Giang thu hút du khách; hoạt động bắt nhum, thưởng thức nhum trên bè là trải nghiệm, khám phá tuyệt vời trong lòng du khách phương xa.

Là người làm du lịch, anh Hữu Phước luôn muốn nơi đây ngày càng phát triển, có nhiều tàu ra vào thường xuyên, để du khách tiếp cận, khám phá nhiều hơn.

 

Nhật Minh

 

Gáo Giồng mùa cò ốc sinh sản

Rừng Gáo Giồng (thuộc địa bàn tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp) có hệ sinh thái đặc trưng vùng Ðồng Tháp Mười vô cùng độc đáo, diện tích 1.600 ha (có 1.200 ha rừng tràm, 250 ha rừng nguyên sinh). Với nhiều loài thực vật như tràm, lau sậy, sen, súng, cà na, gáo... rừng Ráo Giồng thích hợp cho các loài động vật, đặc biệt là loài chim cò quý hiếm được đưa vào sách đỏ, trong đó có loài cò ốc sinh sống.

Sẽ có một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Ðề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đến năm 2030".

Trăm năm nghề tranh kiếng Chợ Mới

Nghề vẽ tranh trên kiếng từ xưa ở Nam Bộ trứ danh với 3 vùng sản xuất là: Lái Thiêu (Bình Dương), Chợ Lớn (Sài Gòn) và Chợ Mới (An Giang). Mỗi nơi sản xuất có riêng đặc điểm và phong cách của vùng miền, văn hoá tín ngưỡng, nếp sống người dân. Tranh kiếng Chợ Mới tuy xuất hiện muộn, nhưng mẫu mã phong phú, đa dạng, giá thành hợp lý. Hiện nay, sản phẩm tranh kiếng Chợ Mới vẫn được người dùng ưa chuộng.

Sức vóc miền biên giới Hồng Ngự

Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg, ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống Nhân dân; Nghị quyết số 23/NQ-CP, ngày 2/3/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, những năm qua, tỉnh Ðồng Tháp không ngừng đẩy mạnh các giải pháp, ban hành nhiều chủ trương, cùng với sự phát huy nội lực, các địa phương trong tỉnh đã vươn mình, khởi sắc. Trong đó, huyện Hồng Ngự là một trong những điển hình cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Ðặc sản "cơm đình"

Trong rất nhiều hoạt động của lễ hội kỷ niệm 156 năm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, "cơm đình" là một trong những nét văn hoá độc đáo mà rất nhiều du khách háo hức mong chờ.

Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”

Nằm trên bờ Nam sông Cổ Chiên và dọc theo kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) có một làng nghề gạch, gốm đỏ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi, được ví như "Vương quốc lò gạch" đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Trải qua hơn 2 thế kỷ thăng trầm, nay làng nghề ấy dần hình thành "Di sản đương đại Mang Thít", thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay khoảng 7,1 triệu héc-ta, riêng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) khoảng 3,8 triệu héc-ta. Trước những thách thức lớn của ngành lúa gạo ÐBSCL trước tình trạng biến đổi khí hậu, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” được coi là giải pháp phù hợp, khả thi, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

Nghề nuôi cá lồng bè

Ở vùng biển Tây Nam, như các đảo của tỉnh Kiên Giang, Cà Mau..., người dân đầu tư nhiều lồng bè nuôi cá. Ðây cũng là nơi sống và sinh hoạt của nhiều hộ dân trên biển.

Làng nông thôn mới Saemaul ở Hậu Giang

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng Tổ chức Nông thôn mới (NTM) Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM - Saemaul tại ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp) và Ấp 9, xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ). Thời điểm được chọn, 2 ấp nêu trên thuộc diện khó khăn, hạ tầng nông thôn còn yếu, người dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đời sống ở mức thấp.

Hãy đến Trại rắn Ðồng Tâm

Trại rắn Ðồng Tâm có diện tích 12 ha, toạ lạc tại ấp Tân Thuận B, xã Bình Ðức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm TP Mỹ Tho 9 km. Nơi đây có bảo tàng trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm và lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loài rắn hiện có ở Việt Nam. Ða số rắn được nuôi và bảo tồn trong lồng, một số loài không có nọc độc được nuôi thả tự nhiên trên các nhánh cây, để du khách có thể quan sát trực tiếp chúng. Trong khuôn viên Trại rắn Ðồng Tâm còn trồng hơn 60 cây thuốc Nam.