ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:13:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy rừng

Báo Cà Mau (CMO) Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 164.642 ha, trong đó diện tích có rừng 96.113 ha. Mùa khô, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Ðể giúp độc giả có thêm thông tin về công tác PCCCR mùa khô 2020-2021, phóng viên báo Cà Mau vừa có cuộc trao đổi với Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Trần Văn Hùng.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Tiểu khu 1, Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ.

- Ông nhận định gì về mùa khô 2021 đối với những cánh rừng trên địa bàn tỉnh?

Ông Trần Văn Hùng: Theo dự báo, mùa khô 2020-2021 thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, nắng hạn có thể kéo dài. Ðể chủ động, Chi cục Kiểm lâm đã tiến hành tốt công tác PCCCR ngay từ đầu mùa khô 2021. Thường xuyên kiểm tra thực tế và chỉ đạo các chủ rừng tăng cường quản lý bảo vệ rừng.

Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các chủ rừng đều thực hiện tốt công tác PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”. Ngoài ra còn bố trí lực lượng, phương tiện, tổ máy bơm trực tại các trạm, chốt và các khu vực trọng điểm có khả năng cháy cao, sẵn sàng ứng phó nếu có tình huống cháy xảy ra, không để cháy lớn, cháy lan gây thiệt hại đến rừng. Thực hiện tốt việc trực quan sát theo dõi cháy rừng vào thời gian cao điểm 24/24, thông tin kịp thời về ban chỉ đạo các cấp để nắm thông tin và chỉ đạo.

- Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã có các giải pháp gì để ứng phó với mùa khô năm nay?

Ông Trần Văn Hùng: Với vai trò tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy PCCCR, Chi cục Kiểm lâm thời gian qua tổ chức thẩm định các phương án PCCCR mùa khô của các chủ rừng, các đơn vị doanh nghiệp thuê đất trồng rừng và các địa phương có rừng.

Triển khai công tác tập huấn, phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn ở khu vực rừng tràm tại 2 huyện, U Minh và Trần Văn Thời.

Ðầu tháng 3, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các chủ rừng và các địa phương bố trí trực PCCCR để đảm bảo tốt công tác PCCCR cho đến suốt mùa khô. Ngày 12/3 vừa qua, Chi cục Kiểm lâm kết hợp lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ, các chủ rừng, các đơn vị doanh nghiệp thuê đất trồng rừng và chính quyền địa phương có buổi diễn tập giả định về PCCCR tại Tiểu khu I, thuộc Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ.

Bên cạnh đó tổ chức tốt công tác tuyên truyền PCCCR cho người dân và các chủ rừng trong lâm phần, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ðể đảm bảo công tác PCCCR hiệu quả, ngay từ đầu mùa khô, Chi cục Kiểm lâm đã triển khai đắp xong các đập giữ nước rừng và dọn các kênh lưu thông, kiểm tra các phương tiện và dụng cụ PCCCR. Ưu tiên hàng đầu trong công tác PCCCR là phải đảm bảo tính mạng, tài sản các công trình, phương tiện, máy móc, thiết bị để phục vụ công tác chữa cháy rừng tốt nhất và an toàn.

- Theo ông, nguyên nhân xảy ra những vụ cháy rừng thời gian qua là do đâu?

Ông Trần Văn Hùng: Các nguyên nhân gây cháy rừng là do: Thứ nhất, ý thức của người dân chưa cao trong việc tự ý vào rừng không thông qua các đơn vị quản lý. Thứ hai, những người vào rừng lấy ong, bỏ sót lại những vật dụng dùng lấy ong và hút thuốc cũng dẫn đến cháy rừng. Thứ ba, do sét đánh cuối mùa khô cũng gây ra cháy rừng. Nhân dây, tôi khuyến cáo người dân và các chủ rừng trong lâm phần cần nâng cao ý thức, chấp hành tốt pháp luật về PCCCR, không sử dụng lửa trong rừng và không vào rừng lấy ong trong cao điểm của mùa khô.

- Xin cảm ơn ông!

 

Hoàng Vũ thực hiện

 

Ô thuỷ lợi - Giải pháp cấp thiết

Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, lại không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn... Từ đó, các vùng sản xuất trong tỉnh đã và đang tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ðầu tư hạ tầng để chia nhỏ ô thuỷ lợi theo địa hình của từng khu vực được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.

Ðề phòng nước dâng những tháng cuối năm

Hiện nay, đang bước vào mùa cao điểm của triều cường, những hộ sinh sống ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đứng ngồi không yên, lo sợ nước dâng cao bất thường làm bể bờ vuông nuôi thuỷ sản, nhà cửa ven sông bị ngập sâu trong nước.

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.