ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-2-25 15:34:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản xuất nông nghiệp đa giá trị

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với khoảng 280.000 ha, trong đó hơn 150.000 ha là nuôi tôm quảng canh kết hợp. Hơn 20 năm qua, kể từ khi chuyển đổi từ mô hình độc canh cây lúa sang mô hình lúa - tôm (từ năm 2000), nhiều vùng nuôi tôm không còn duy trì sản xuất lúa trong mùa nước ngọt. Ðiều này dẫn đến tình trạng đất bạc màu, suy giảm dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và thu nhập của nông hộ. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình canh tác bền vững, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương trở nên cấp thiết. Trong đó, mô hình tích hợp đa giá trị như một giải pháp hiệu quả, giúp tối ưu hoá tài nguyên đất và nước, gia tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Bằng cách kết hợp linh hoạt giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thuỷ sản, mô hình này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất xanh. Mô hình được xây dựng trên hệ sinh thái mặn theo phương thức tích hợp, đa canh, đa con, tạo môi trường sinh thái thân thiện, hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Ðây cũng là mô hình thực hiện theo quan điểm của Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, đó là tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên, sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các mô hình có quy mô từ 1 ha trở lên sẽ giúp khai thác hiệu quả quỹ đất, đa dạng hoá nguồn thu nhập và tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân (tuỳ diện tích từng nông hộ cũng có thể từ 0,5 ha).

Ðược thiên nhiên ưu đãi tài nguyên rừng, biển, cả hệ sinh thái mặn và ngọt, tỉnh Cà Mau có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh tích hợp. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thúc đẩy nhiều hình thức phát triển kinh tế xanh, như năng lượng tái tạo; khuyến khích tích hợp các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.

Mô hình trồng nho nhà màng, cây ăn trái, nuôi cá nước ngọt, kết hợp du lịch sinh thái rừng tràm của gia đình chị Trần Kiều Diễm, Ấp 15, xã Khánh Thuận, huyện U Minh trên phần đất 4,3 ha, mang lại thu nhập ổn định trên 300 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng nho nhà màng, cây ăn trái, nuôi cá nước ngọt, kết hợp du lịch sinh thái rừng tràm của gia đình chị Trần Kiều Diễm, Ấp 15, xã Khánh Thuận, huyện U Minh trên phần đất 4,3 ha, mang lại thu nhập ổn định trên 300 triệu đồng/năm.

Với chi phí đầu tư hợp lý, hiệu quả cao và tính bền vững, mô hình tích hợp đa giá trị đang thu hút sự quan tâm của người dân. Hiện nay, dù ở vùng mặn hay vùng ngọt, tuỳ vào điều kiện diện tích đất vốn có của gia đình, các nông hộ trong tỉnh đã linh hoạt, chủ động thực hiện tích hợp các mô hình, mang lại nhiều nguồn thu nhập cho gia đình.

Tại vùng mặn huyện Phú Tân, với 1,5 ha, gia đình chị Ðỗ Thu Hồng, ấp Rạch Láng, xã Phú Thuận, đã đầu tư, cải tạo một phần ao giữ ngọt nuôi cá, trên bờ trồng rau, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm; diện tích vuông tôm nuôi tôm, cua, sò kết hợp, cho tổng thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm. Chị Hồng chia sẻ: "Mô hình tích hợp này không những giúp gia đình có thu nhập ổn định mà còn tự tạo ra nông sản sạch phục vụ bữa ăn hằng ngày".

Mô hình tích hợp đa giá trị tại nông hộ Ðỗ Thu Hồng.

Mô hình tích hợp đa giá trị tại nông hộ Ðỗ Thu Hồng.

Ông Trần Văn Hùng, Ấp 4, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, canh tác trên diện tích gần 2 ha đất của gia đình, thực hiện mô hình lúa - tôm theo tiêu chuẩn Quốc tế ASC, kết hợp nuôi cua, tôm càng; đất vườn thì trồng dừa, cây ăn trái, nuôi thêm cá nước ngọt... hằng năm đạt tổng thu nhập trên 200 triệu đồng. "Ðiều quan trọng là nông dân chúng tôi đang tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất, thực hiện mô hình đa cây, đa con để tăng thêm nguồn thu, tránh hụt hẫng khi một trong các mô hình không mang lại kết quả như ý về giá cũng như sản lượng. Từ đó, giúp đời sống người dân ổn định, bền vững hơn", ông  Hùng tâm đắc.

Với diện tích gần 2 ha, ông Trần Văn Hùng thực hiện mô hình lúa - tôm theo tiêu chuẩn Quốc tế ASC, kết hợp nuôi cua, tôm càng; đất vườn trồng dừa, cây ăn trái, nuôi cá nước ngọt... hằng năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Với diện tích gần 2 ha, ông Trần Văn Hùng thực hiện mô hình lúa - tôm theo tiêu chuẩn Quốc tế ASC, kết hợp nuôi cua, tôm càng; đất vườn trồng dừa, cây ăn trái, nuôi cá nước ngọt... hằng năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Với điều kiện thực tế địa phương, bà con ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, đã chủ động tìm tòi, nghiên cứu cây, con phù hợp để xây dựng phát triển mô hình trên đồng đất nhà mình. Một số mô hình tích hợp phổ biến hiện nay, như tôm - rừng, kết hợp nuôi cua, trên bờ trồng cây ăn trái, hoa màu; mô hình nuôi chồn, gia súc, gia cầm... Từ nhiều mô hình sẽ mang lại nhiều nguồn thu, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân. Ông Phan Văn Hơn, Phó chủ tịch UBND xã Tân Ân Tây, nhận định: "Mô hình tích hợp không chỉ tận dụng tối đa tài nguyên đất, nước và sinh vật, mà còn áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế ô nhiễm môi trường".

Mô hình tích hợp đa giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất lợ, mặn có khả năng áp dụng rộng rãi, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương. Mô hình dễ triển khai, không yêu cầu đầu tư quá lớn, có thể áp dụng từ quy mô nhỏ của hộ gia đình đến mô hình hợp tác xã hoặc trang trại lớn; linh hoạt trong cách vận hành, có thể điều chỉnh diện tích từng khu vực theo điều kiện thực tế của từng hộ nông dân.

Sự thành công của mô hình đa giá trị tại Cà Mau mở ra một hướng đi mới cho nền nông nghiệp bền vững, giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường. Ðây là mô hình đáng được nhân rộng và hỗ trợ để trở thành giải pháp lâu dài cho khu vực đất lợ, mặn tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung./.

 

Loan Phương - Hoàng Pho

 

Thi đua sản xuất từ đầu năm

Không khí sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Thới Bình những tháng đầu năm rất khẩn trương, với hy vọng vụ tôm, lúa, rau màu năm nay thắng lợi. Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Huyện chủ động nạo vét thuỷ lợi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất; chỉ đạo các ngành và địa phương hướng dẫn nông dân chủ động thực hiện kịp thời, đúng cách các biện pháp chăm sóc, bảo vệ hoa màu, tôm nuôi trước mọi điều kiện của thời tiết”.

Giải pháp bền vững cho ngành tôm

Ngành tôm Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thử thách, từ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, dịch bệnh, đến chi phí sản xuất gia tăng. Trong bối cảnh đó, Cà Mau - một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất tôm của Việt Nam, không chỉ vượt qua những khó khăn này mà còn có thể tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, mô hình nuôi tôm sinh thái và các chính sách đồng bộ từ chính quyền địa phương.

Máy chà gạo di động

Sau hơn 2 tháng lắp ráp máy chà gạo, anh Trần Văn Sang, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, hằng ngày len lỏi trên các dòng sông, đến phục vụ tận nơi cho người dân có nhu cầu chà gạo. Máy chà gạo di động này mang lại nhiều tiện ích, giúp rút ngắn thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí.

Phát triển nghề trồng nấm rơm

Trồng nấm rơm vốn là nghề quen thuộc từ lâu của nông dân. Sau khi thu hoạch lúa xong, nhiều nông dân đã tận dụng nguồn rơm rạ có sẵn để trồng nấm, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Giờ đây, nhờ có thêm ứng dụng cơ giới hoá trong khâu thu hoạch lúa, sản lượng rơm thu gom được nhiều, từ đó việc dùng rơm rạ trồng nấm ngày càng phát triển ở nhiều địa phương. Ðiển hình như tại xã Khánh Hưng, một trong những vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời, với tổng diện tích sản xuất lúa 2 vụ và trồng màu hơn 3.000 ha.

Nuôi cá lồng bè quanh đảo Hòn Chuối

Đảo Hòn Chuối nằm cách đất liền khoảng 33 km về hướng Tây Nam, thuộc Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Tổng diện tích đảo 70 ha, vùng biển rộng 1.928 km2 thích hợp cho việc đánh bắt và nuôi các loại thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá bớp trong lồng bè. Trên đảo có 46 hộ dân sinh sống, nhiều hộ làm nghề nuôi cá bớp lồng bè đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ông Sáu Ðỗ làm giàu

Ðến ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, nhiều người nhắc tới ông Sáu Ðỗ (Nguyễn Thành Ðỗ, sinh năm 1965), bởi ngoài lao động giỏi, nghĩ ra nhiều cách làm mới để tăng thu nhập cho gia đình, ông còn nhiệt tình hướng dẫn người dân xung quanh cách làm ăn, tiết kiệm trong chi tiêu để khá lên. Nhờ vậy mà ông được láng giềng tín nhiệm, nhiều người làm theo cũng đã vươn lên khá giả.

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Lúa sinh thái, lúa hữu cơ - Hướng đi dài cho nông nghiệp xanh

Những năm gần đây, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng, góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo dòng sản phẩm sạch, hiệu quả cao.

Tăng thu nhập nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Với mục đích liên kết để tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển đã thành lập Tổ hợp tác (THT) Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi. Qua một năm hoạt động, THT đã hoạt động hiệu quả.

Nông dân 4.0

Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.