ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 20:04:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sáng kiến của nhà nông

Báo Cà Mau (CMO) Vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời là một trong những vùng sản xuất lúa và hoa màu lớn của tỉnh Cà Mau. Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên lúa, hoa màu và cây ăn trái gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sau khi thu hoạch. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhiều người dân địa phương đã nghĩ ra cách tiêu diệt sâu bọ gây hại cho đồng ruộng, hoa màu.

Ðèn bẫy bướm sâu hại bằng năng lượng mặt trời

Trước đây, nông dân quen cách bắt sâu bướm dân gian bằng ánh sáng đèn măng-sông đốt bằng dầu hoả tốn kém, bằng đèn điện nguy hiểm, dùng đèn ắc-quy thì tốn kém nhiều vì phải thay bình... Vì vậy, đa số người dân dùng thuốc diệt sâu bọ, dẫn đến nhiều tác hại, làm cây trái, rau màu sử dụng không tốt cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường...

Trăn trở từ những tác hại trên, thầy giáo Phạm Văn Nhậm, Trường THCS Khánh Bình Tây, đã nghĩ ra cách làm đèn bắt bướm sâu bằng năng lượng mặt trời rất hữu hiệu.

Ðèn bẫy bướm sâu hại bằng năng lượng mặt trời do thầy Phạm Văn Nhậm, Trường THCS Khánh Bình Tây sáng chế.

Theo thiết kế, đèn dùng để bắt bướm có cấu trúc khá đơn giản, hình dạng hao hao chiếc đèn bàn học. Thầy Nhậm mua tấm pin năng lượng mặt trời, đèn led, công tắc tự động của đèn, chất lỏng để tiêu diệt bướm sâu, trục đỡ bằng kim loại, cây gỗ, ống nhựa... Sau đó lấy tấm tôn lá cắt 2 hình tròn có bán kính 25-30 cm uốn thành hình nón dùng để che mưa cho đèn. Bên trong thân đèn, thầy Nhậm hàn một móc sắt nhỏ để treo đèn, tại chóp nón bên ngoài có thêm một cái móc treo toàn bộ chiếc bẫy lên cột. Cột treo gắn cố định mỗi bẫy đèn làm bằng tre hay gỗ, ống mủ... sao cho cao hơn mặt ruộng 1 m, tầm hoạt động của bướm, nhất là bướm đêm. Dưới đèn, thầy Nhậm dùng thau nước có nhỏ vài giọt tinh dầu gió để diệt bướm sâu khỏi bay lên. Phương pháp này có thể trừ sâu hại mà không cần thuốc, rất thân thiện với môi trường.

Tính hiệu quả so với các loại đèn khác, đèn bắt bướm dùng pin năng lượng mặt trời hoàn toàn tự động. Khi trời tối, cũng là lúc bướm sâu gây hại hoạt động, đèn tự bật sáng. Khi bóng đèn chiếu ánh sáng xuống nước, nước phản chiếu ánh sáng lên tạo thành một vùng sáng, theo đó thu hút mạnh các loài bướm bay đến đèn thì đập vào tấm tôn, rơi xuống thau nước ở bên dưới. Vị cay của tinh dầu gió sẽ tiêu diệt gọn các loài côn trùng như bướm, sâu bọ.

Lúc mặt trời lên đèn tự tắt, khi đó pin mặt trời tự động nạp năng lượng để dự trữ. Tác dụng lớn nhất là đèn không gây ô nhiễm, không phức tạp, dễ sử dụng. Nhất là dùng để bắt côn trùng ở trong ao nuôi cá, vừa diệt côn trùng, vừa cung cấp thức ăn cho cá mà ít tốn chi phí cũng như không gây nguy hiểm như đèn điện lưới, phải kéo dây điện, phức tạp và nguy hiểm khi gặp nước.

Cách bẫy đèn bắt bướm của thầy Nhậm được gia đình áp dụng rất hiệu quả, nhiều hộ dân được thầy hướng dẫn cách làm nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và tiện lợi.

Phòng trừ sâu bệnh trên rau màu từ dịch chiết cây sậy

Thuốc bảo vệ thực vật được xem là phương tiện hiệu quả trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh. Tuy nhiên, chúng là những chất độc hại đối với thiên địch, các loại sinh vật có ích khác, kể cả con người. Nhận thấy cây sậy có nhiều tác dụng trong nghiên cứu khoa học, thầy Trang Thành Giá, giáo viên môn Sinh, cùng 2 em: Nguyễn Diễm Quỳnh, lớp 12C5 và Nguyễn Thị Minh Tâm, lớp 11C10, Trường THPT Trần Văn Thời nghiên cứu khảo nghiệm thành công trong phòng trừ sâu hại của dịch chiết từ thành phần sinh dưỡng của thân rễ, thân khí sinh, lá của cây sậy trên 6 giống rau màu trưởng thành (20-30 ngày tuổi), như cải xanh, cải ngọt, rau muống, khổ qua… bị nhiễm sâu tơ, sâu xanh và rầy vàng ở mức trung bình (trên 20 con/m2).

Em Nguyễn Thị Minh Tâm cắt phần thân cây sậy để thực nghiệm.

Từ ý tưởng trên, tháng 11/2020, thầy Giá hướng dẫn em Diễm Quỳnh và Minh Tâm điều tra sâu, bệnh trên các loài rau họ hoa thập tự (cải xanh, cải ngọt), rau muống và đậu bắp trên địa bàn Ấp 4, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời. Phương pháp điều tra được tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra, phát hiện dịch hại trên rau họ hoa thập tự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau đó, thầy trò tiến hành lấy mẫu của 3 giống bị nhiễm sâu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đem trồng vào chậu, mỗi giống lặp lại 3 lần có đối chứng. Riêng mướp đắng, thầy Giá tiến hành trực tiếp ngoài đồng cũng bằng thí nghiệm có đối chứng. Ðồng thời, khảo nghiệm đối tượng bị nhiễm sâu và có đối chứng tương ứng. Cây sậy trưởng thành (20-50 ngày tuổi) được thu lấy, làm nhuyễn trong nước, sau đó được ngâm phân đoạn trong cồn theo nồng độ tăng dần trong 24 giờ, dịch chiết sau đó được lọc xử lý nhiệt độ loại bỏ cồn, dự trữ và tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phun lên lá 4-5 ngày/lần. Rau màu sau khi phun dịch chiết được ghi nhận đạt chỉ tiêu dịch hại.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự giảm rõ rệt giữa chậu có xử lý dịch chiết so với đối chứng sau 6 ngày xử lý. Hiệu quả này thể hiện rõ trên đồng ruộng giữa luống được xử lý và không xử lý dịch chiết, nhất là ở các giống cải xanh, cải ngọt, rau muống. Ðiều này chứng tỏ dịch chiết từ cơ quan sinh dưỡng của cây sậy không những có khả năng phòng trừ sâu hại rau màu mà còn kích thích sinh trưởng của đối tượng đang xử lý, đồng thời an toàn cho con người và động vật./.

 

Lâm Huỳnh

 

Liên kết hữu ích

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.