ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 00:07:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắt son tình đồng chí, nghĩa đồng bào

Báo Cà Mau Từ Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, Hậu Giang, Minh Hải, những tiểu đoàn thiện chiến đã tụ họp về để chung vai chiến đấu tại một sư đoàn bộ binh huyền thoại. Những chiến công vang dội, tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của Sư đoàn BB339 đã tô thắm thêm quân kỳ quyết chiến và quyết thắng của vùng đất Chín Rồng.

Cách đây 38 năm, Sư đoàn Bộ binh anh hùng 339 (BB339) được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Campuchia. Với những người lính năm xưa, Sư đoàn BB339 là mái nhà, là niềm tự hào khôn xiết. Ở đó, tất cả đều cùng một ý chí bảo vệ, gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng nhận định: “Sư đoàn BB339 được hình thành với tầm nhìn chiến lược của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.

Từ Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, Hậu Giang, Minh Hải, những tiểu đoàn thiện chiến đã tụ họp về để chung vai chiến đấu tại một sư đoàn bộ binh huyền thoại. Những chiến công vang dội, tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của Sư đoàn BB339 đã tô thắm thêm quân kỳ quyết chiến và quyết thắng của vùng đất Chín Rồng.

Lịch sử hào hùng

Tỉnh Minh Hải góp một tiểu đoàn “có tiếng” về đội hình Sư đoàn BB339 đó là Tiểu đoàn U Minh 2 với phiên hiệu Tiểu đoàn BB5 thuộc Trung đoàn BB9. Chính từ đây, những người lính như Trần Phi Hổ dần trưởng thành, kinh qua các vị trí công tác và trở thành Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 9 và hiện tại là Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Lịch sử 38 năm hình thành, Sư đoàn BB339 đã sản sinh ra nhiều vị tướng anh hùng, trong đó có Trung tướng Trần Phi Hổ. (bìa phải).   Ảnh: PHẠM NGUYÊN

Ông Ba Hổ trong lần chia sẻ về ký ức các trận đánh đã thốt lên: “Ðạn hai bên bắn giáp lá cà, cả tháng sau lỗ tai còn điếc đặc”. Ông Ba Hổ vẫn hay lui tới Cà Mau, về thăm nhà thuộc xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi. Vị tướng anh hùng ấy có xuất phát điểm từ Ðội Du kích xã Trần Phán thời kháng Mỹ.

Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, bọn diệt chủng Pol Pot tràn qua nước ta giết chóc, đánh phá. Người lính lại lên đường với kẻ thù mới, thủ đoạn mới khi đất nước vừa mới yên tiếng súng. Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9, Trưởng Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn BB339, khẳng định: “Chúng tôi với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, khắc phục mọi gian khó để làm tròn phận sự với đất nước”.

Sư đoàn chiến đấu quả cảm ở địa phận các tỉnh Ðồng Tháp, An Giang. Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng bồi hồi nhớ lại: “Trong bối cảnh một sư đoàn được tập hợp gấp từ nhiều tỉnh, quân số trang bị thiếu, chưa đầy 6 tháng tuổi đã đánh diệt Tiểu đoàn 805 quân chính quy của Pol Pot. Và thật sự vinh dự khi đóng góp vào chiến công đầu tay này có sự góp sức của Tiểu đoàn BB5”.

Chặng đường 10 năm làm nghĩa vụ giúp bạn là những trang sáng ngời nghĩa tình quốc tế thuỷ chung, son sắt. Sư đoàn BB339 đã kề vai sát cánh, chung sức chung lòng với lực lượng vũ trang cách mạng của bạn, cứu Nhân dân Campuchia khỏi hoạ diệt chủng, đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot  Iêng Xa-ri. Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng mô tả: “Sư đoàn đã đảm nhiệm địa bàn quan trọng có tính chiến lược, trọng điểm là tỉnh Pur Sát và một phần tỉnh Bát-đom-boong, đánh hàng ngàn trận lớn nhỏ, diệt trên 10.000 tên địch, bắt sống 1.500 tên, giải phóng hơn 3 vạn dân, thu hàng trăm tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch”. Từ đó giúp bạn xây dựng chính quyền tại 2 huyện, 16 xã và hơn 100 phum, sóc.

Niềm vui ngày họp mặt của các cựu binh Sư đoàn BB339.        Ảnh: P.NGUYÊN

Nói về thời kỳ này, Ðại tá Võ Hà Ðô, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau hiện nay có một hình tượng rất ám ảnh đó là “những đôi mắt”. Những đôi mắt bà con Campuchia cứ chằm chằm vào chén cơm bộ đội Việt Nam ăn, không ai ăn nổi, và anh em cứ thế nhường cơm lại cho bà con. Quả là một hình ảnh nhân văn, đẹp lạ lùng của tình đồng loại.

Xứng đáng là bộ đội Cụ Hồ

Ðại tá Lê Ký Du (Tám Tính), nguyên Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn BB339, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, nhớ lại: “Làm sao có thể quên những mất mát, hy sinh. Những trận sốt rét khiến anh em tiểu ra huyết cầu tố, những thủ đoạn tàn độc của giặc thù. Chúng tôi may mắn vì có sự giúp đỡ của Nhân dân, của những người mẹ, người vợ ở hậu phương. Mỗi người lính đều nghĩ về Việt Nam, nghĩ về vùng đất Chín Rồng với tình cảm dạt dào thiêng liêng”.

Hôm 12/3, Sư đoàn Bộ binh 339 anh hùng tổ chức họp mặt truyền thống cựu chiến binh lần thứ 16. Tại buổi họp mặt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng: “Trong giai đoạn mới, cựu chiến binh Sư đoàn BB339 tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh, giáo dục lòng yêu nước, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, tô thắm thêm truyền thống và phẩm chất cao quý của bộ đội Cụ Hồ”.

Dấu chân quân tình nguyện Việt Nam đi qua, màu xanh của sự sống, của tương lai lại bừng lên trên quê hương bạn. Những người lính BB339 anh hùng, trong đó có con em của quê hương Cà Mau đã làm đẹp thêm, vĩ đại thêm chân dung người lính Cụ Hồ.

Về với đồng đội, với quê hương Cà Mau, hai vị Trung tướng Nguyễn Việt Quân và Trần Phi Hổ đều tràn ngập cảm xúc. Vẫn phong thái đĩnh đạc, giản dị, gần gũi, cả hai hỏi thăm khắp lượt anh em. Bất chợt, ông Hai Bia (Phan Văn Bia) chạy lại nói trong nước mắt: “Trời ơi, mỗi lần về gặp đồng đội còn hơn uống thuốc bổ, hơn nằm… bệnh viện một tháng. Qua giờ đâu ăn uống gì… “nhậu” không à. Mấy thằng bạn lâu ngày gặp lại cũng y chang hồi đó”. Anh em xúm quanh dành một tràng pháo tay giòn vang cho những lời nói mộc mạc, chân tình của người lính BB339. Rồi sau đó, tất cả lại lặng im, đâu đó những khoé mắt đỏ hoe…

Thiếu tướng Nguyễn Thế Thức, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2, chia sẻ: “Tôi cũng là người lính của BB339, những người lính đã từng vào sinh ra tử để gìn giữ bình yên cho dân tộc, bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Truyền thống của sư đoàn sẽ mãi mãi là hành trang quý báu để mỗi người cựu chiến binh sống có ý nghĩa hơn, góp sức bảo vệ và xây dựng đất nước trong tình hình mới”.

Cả nước đang hướng về biển, đảo thiêng liêng, nơi âm mưu của các thế lực thù địch xâm lấn chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, người lính Cụ Hồ phải cùng góp sức, cùng phát huy trí tuệ, kinh nghiệm và việc làm thiết thực để gìn giữ Tổ quốc.

Bên đồng đội, nhiều người trở thành tướng lĩnh, nhiều người trở về với ruộng đồng, sống bình dị với gia đình nhưng chẳng có một khoảng cách nào, sự khác biệt nào. 38 năm ngày gặp lại, những người lính BB339 vẫn vậy, son sắt một lòng với đơn vị, với đồng đội, trân trọng từng phút giây đời lính. Nhiều người đã ở tuổi đời xưa nay hiếm, nhưng nói như chú Hai Bia: “Khi đất nước gọi, tất cả chúng tôi sẽ lên đường”./.

Năm 1985, Sư đoàn BB339 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đây là nơi sản sinh ra 15 vị tướng mà về sau này lần lượt đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo của Quân khu 9 và của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nói về Sư đoàn BB339, nay là Sư đoàn BB8, Thiếu tướng Lê Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân khu 9, cho biết: “Những ai từng chiến đấu dưới quân kỳ quyết chiến, quyết thắng của sư đoàn đều cảm thấy một niềm tự hào, sự vinh dự to lớn. Quân khu luôn trân trọng những ký ức tốt đẹp về người lính bộ binh quả cảm, anh hùng, mưu trí, sáng tạo. Tôi mong rằng mỗi người lính hãy tiếp tục phát huy truyền thống ấy, xứng đáng là người bộ đội Cụ Hồ”.

Ghi chép của Phạm Nguyên

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.