ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 23-5-25 12:18:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sớm để người dân có nơi ở mới tốt hơn

Báo Cà Mau (CMO) “Người dân phải có điều kiện sống từ bằng đến tốt hơn nơi ở cũ”, đó là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Cà Mau trong quá trình bồi hoàn giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án tái định cư.

Cà Mau là tỉnh đang phát triển nên số lượng công trình, dự án đầu tư đã và đang tiếp tục triển khai rất lớn. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được UBND phân bổ chi tiết đến nay là hơn 3.023 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, từ đầu năm đến nay, hàng loạt các dự án đã được triển khai thực hiện. Theo đó, số lượng người dân thuộc diện phải di dời tái định cư cũng tăng theo. Và điều hiển nhiên, nhu cầu xây dựng các khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng của các công trình dự án cũng tăng cao.

Thực tế, trong suốt thời gian qua cũng như hiện nay, nhiều dự án triển khai chậm tiến độ, bên cạnh hàng loạt những nguyên nhân như giá đất, công trình kiến trúc, cây chưa phù hợp, tranh chấp đất, lấn, chiếm đất, sang nhượng đất bằng giấy tay không theo quy định của pháp luật, người dân sử dụng đất không đúng mục đích; xây dựng nhà, công trình trên đất nông nghiệp; xây dựng trái phép, không xin phép… Từ đó, chi phí hỗ trợ bồi hoàn thấp hơn giá trị thực tế, dẫn đến việc người dân yêu cầu, khiếu nại kéo dài, không chấp nhận bàn giao mặt bằng.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng là việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn tỉnh chưa kịp thời do các khu tái định cư của tỉnh chưa được hoàn thiện, do vậy, việc vận động bàn giao mặt bằng gặp khó khăn, làm chậm tiến độ dự án.

Với vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội, huyện Trần Văn Thời như tỉnh Cà Mau thu nhỏ với tất cả các lĩnh vực từ nông - lâm - ngư cho đến sản xuất công nghiệp, biển đảo… Do đó, thời gian qua, trên địa bàn huyện cũng được triển khai rất nhiều dự án đầu tư. Cụ thể, hiện nay, toàn huyện có 15 công trình dự án đang triển khai thực hiện với nhiều đơn vị làm chủ đầu tư. Trong số các dự án đang triển khai có nhiều dự án trọng điểm của tỉnh, như: Dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Ông Đốc, Khu dịch vụ dân cư Khu công nghiệp Sông Đốc, Dự án hạ tầng Khu công nghiệp Sông Đốc phía bờ Nam,… Từ đó, số hộ thuộc diện phải di dời tái định cư khá lớn.

Ban quản lý khu kinh tế là đơn vị hiện làm chủ đầu tư 2 dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. Cụ thể là Dự án Khu dịch vụ dân cư Khu công nghiệp Sông Đốc, với quy mô 74 ha và Dự án hạ tầng Khu công nghiệp Sông Đốc phía bờ Nam thuộc xã Phong Điền quy mô 100 ha.

Theo đó, ông Hứa Minh Hữu, Phó ban Quản lý Khu Kinh tế, cho biết, hiện nay đang trong quá trình đo đạc, kiểm đếm lập phương án bồi hoàn giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, qua các cuộc họp tiếp xúc với người dân bị ảnh hưởng trong dự án thì cái khó lớn nhất là khu tái định cư tập trung để tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng.

“Không chỉ riêng các dự án hiện tại mà khu vực thị trấn Sông Đốc trong một vài năm tới sẽ phát triển rất nhanh, kèm theo đó sẽ có rất nhiều công trình dự án được triển khai tại khu vực này nên cần sớm đầu tư khu tái định cư cũng như chuẩn bị quỹ đất sạch dự phòng khi cần tiếp tục đầu tư các khu tái định cư. Nếu không có khu tái định cư thì rất khó để tiến hành bồi hoàn giải phóng mặt bằng”, ông Hữu thông tin thêm.

Nhằm giúp các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cầu qua sông Ông Đốc cũng như các dự án khác trên địa bàn thị trấn Sông Đốc có điều kiện ổn định cuộc sống, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng Khu tái định cư khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Dự án với tổng mức đầu tư hơn 61 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ bố trí sắp xếp khoảng 365 hộ dân.

Để sớm giúp các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các công trình dự án cũng như các hộ dân trong vùng nguy cơ bởi thiên tai ổn định cuộc sống, thời gian qua, tỉnh đã triển khai xây dựng nhiều khu tái định cư, định canh. Tiêu biểu như khu tái định cư xen ghép Sông Đốc với tổng số nền phân lô theo quy hoạch là 212 nền đến nay đã bố trí được 58 hộ đủ điều kiện. Hay như Dự án Khu tái định cư xen ghép Đá Bạc với tổng số nền có thể bố trí dân cư 148 hộ đến nay đang tiến hành xét duyệt để giao nền cho người dân.

Ngoài ra, Dự án Cụm dân cư vàm kênh Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc đang trong giai đoạn triển khai san lấp mặt bằng để hoàn thiện các hạng mục công trình, khi hoàn thành sẽ tiếp tục có nơi để bố trí hơn 310 hộ dân. Trên địa bàn huyện Năm Căn, Dự án Khu tái định cư Khu Kinh tế Năm Căn được xem là một trong những dự án vô cùng quan trọng. Với quy mô 27 ha, khi hoàn thành sẽ sắp xếp bố trí được hơn 363 nền tái định cư cho các hộ trong vùng Khu Kinh tế Năm Căn và các dự án khác. Theo kế hoạch, khu tái định cư này sẽ trở thành Khu đô thị mới Năm Căn tương lai và đang được tiếp tục quy hoạch mở rộng cũng như đầu tư xây dựng hạ tầng.

Hạ tầng giao thông khu dân cư Khu kinh tế Năm Căn đang trong quá trình hoàn thiện.

Thuộc diện bị thu hồi đất phải di dời bàn giao mặt bằng cho các công trình dự án là chuyện gần như không ai muốn. Dù được bồi hoàn, hỗ trợ, nhưng xét cho cùng họ vẫn là người phải chịu thiệt thòi. Do đó, cần được quan tâm hỗ trợ cũng như tính toán kỹ các phương án để đảm bảo họ được hưởng quyền lợi tốt nhất có thể, nhất là việc bố trí tái định cư cho người có nhu cầu. Bởi điều này không chỉ đảm bảo quyền lợi của người dân mà còn giúp thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðường quê sáng đẹp

Ðến nay, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân thực hiện được 14 tuyến đường “Thắp sáng đường quê”, trong đó có 9 tuyến đèn năng lượng mặt trời, 5 tuyến sử dụng điện, tổng chiều dài trên 36.000 m, đi qua 759 hộ dân; có 3 tuyến áp dụng công nghệ mới là lắp đặt bộ cảm biến cảm ứng ánh sáng, tối tự động mở đèn, sáng tự động tắt.

Nỗi lo sữa giả

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc sản xuất và buôn bán sữa giả bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý, gây hoang mang, bức xúc trong người tiêu dùng, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Cuộc chiến chống sữa giả cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của cơ quan chức năng, nhà phân phối và trên hết là sự tỉnh táo, chủ động từ chính người tiêu dùng.

Hội nghị tổng kết Dự án 8: Thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sáng 20/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối hơn 50 điểm cầu trên cả nước.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về công tác bình đẳng giới

Trong 4 ngày (từ ngày 20-23/5), Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về công tác bình đẳng giới tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi; xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời và tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ðiểm sáng giáo dục vùng ven biển

Trường Tiểu học xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn) là một trong những đơn vị giáo dục tiêu biểu, có nhiều chuyển biến tích cực về công tác dạy và học trong những năm qua. Dù còn không ít khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất, nhưng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường vẫn không ngừng nỗ lực, vươn lên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Cũ ta - mới người - nghĩa tình còn mãi

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có những nghĩa tình yêu thương âm thầm được thắp lên từ tấm lòng nhân ái, từ sự sẻ chia không điều kiện giữa người với người. Tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, mô hình “Quầy hàng miễn phí: Ai thừa đến cho - ai thiếu đến nhận” trở thành nét đẹp của tình người, khơi dậy tinh thần “lá lành đùm lá rách” qua hành động nhỏ bé nhưng đầy tính nhân văn.

Tự hào quê hương anh hùng

Năm 2025 đánh dấu mốc lịch sử 75 năm hình thành và phát triển của huyện Trần Văn Thời. Phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, suốt 50 năm từ sau ngày giải phóng, Ðảng bộ, dân, quân huyện đã đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực xây dựng và phát triển, đổi mới quê hương anh hùng. Ðể hôm nay, ở cột mốc tuổi 75, huyện Trần Văn Thời khẳng định vị thế một trong những địa phương năng động, giàu tiềm năng phát triển bậc nhất của tỉnh.

Về Ấp 19/5...

Tại vùng quê yên bình xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Ấp 19/5 không chỉ là một địa danh hành chính mà còn là biểu tượng sống động của tấm lòng người dân nơi đây đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi dịp tháng 5 về, đặc biệt là ngày 19/5 Sinh nhật Bác, ấp lại rộn ràng trong không khí tự hào nhắc nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Bác.

Chuẩn bị kỹ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngành giáo dục Cà Mau chủ động, tích cực chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết, bảo đảm nâng cao chất lượng dạy, học và tổ chức tốt kỳ thi.

10.508 thí sinh tham gia Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (17/5), các trường THPT trong tỉnh tổ chức Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025.