ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 11:43:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sông Thạch Hãn một thời lửa đạn

Báo Cà Mau Những câu thơ của người cựu chiến binh về thăm Thạch Hãn thắp nén hương cho đồng đội, nghe nghẹn ngào nhói thắt trong tim. Sông Thạch Hãn đã đi vào lịch sử cùng với Quảng Trị anh hùng.

“Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ

Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”

(Lê Bá Dương)

Những câu thơ của người cựu chiến binh về thăm Thạch Hãn thắp nén hương cho đồng đội, nghe nghẹn ngào nhói thắt trong tim. Sông Thạch Hãn đã đi vào lịch sử cùng với Quảng Trị anh hùng.

Bên bờ sông Thạch Hãn.                                          Ảnh: canthotv.vn

Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ Trường Sơn đổ ra biển Ðông. Từ ngã ba Cổ Thành trở xuống với các dòng phụ Vĩnh Ðịnh, Bích La, Ðập Huyện và Bến Ngự… Sông Thạch Hãn đem phù sa về vun đắp cho các cánh đồng huyện Bến Hải và Triệu Hải. Ðến gần cửa Việt, mặt nước sông Thạch Hãn mở ra mênh mông, từ bờ này sang bờ kia rộng hơn một cây số.

Nhân dân địa phương gọi Thạch Hãn là sông Hàn. Ở thượng nguồn rất xa, nước trong và rất sạch, nên ca dao có câu:

Không thơm cũng thể hương đàn

Không trong cũng thể nước nguồn Hàn đổ ra

Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc Phường 2, thị xã Quảng Trị).

Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, 4 góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ 4 cửa chính ở các phía Ðông, Tây, Nam, Bắc.

Trong những năm 1809-1945, nhà Nguyễn lấy làm thành luỹ quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm những người có quan điểm chính trị đối lập.

Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành cổ "Mùa hè đỏ lửa" 1972, toàn bộ Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Ðông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.

Trong lịch sử chiến tranh hình như chưa có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ là đánh chiếm một toà thành cổ có chu vi không quá 2.000 m, lại có thể huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông như thế (khoảng 200 máy bay phản lực chiến đấu, 100 máy bay chiến lược B52, 20 tàu tuần dương và tàu khu trục, gần 50.000 quân là những đơn vị sừng sỏ nhất của Mỹ - nguỵ). Chiến dịch phản kích bắt đầu từ ngày 28/6/1972 và kéo dài suốt 81 ngày đêm với mức độ ác liệt chưa từng thấy. Chúng đã cố gắng ở đây không chỉ chống đổ với ta trên một chiến trường mà còn để cứu nguy cho sự sụp đổ sắp xảy ra trên toàn cục của mưu đồ “Việt Nam hoá chiến tranh”.

Quảng Trị đã chứng kiến một cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng và sự hy sinh vô cùng oanh liệt của quân và dân ta. Các lực lượng vũ trang của ta tiêu biểu như các Trung đoàn 48, 95, 18, 165… thuộc các sư đoàn chủ lực, các Tiểu đoàn 3 và 8 bộ đội địa phương, các lực lượng du kích thuộc xã Trí Hải, Triệu Thượng… đã bám trụ kiên cường và chiến đấu liên tục trên các trận địa mà nơi đó “mặt đất bị cày đi, xới lại, không khí bị rang nóng và sắt thép cũng bị nát vụn bởi sức tàn phá ghê gớm của bom đạn quân thù”.

Tất cả những gì ở đây đều bị biến mất sau những trận ném bom của chúng. Toà thành cổ có 150 năm tuổi gần như bị tàn phá hoàn toàn. Toàn bộ nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền được tạo dựng qua nhiều thế hệ đã biến thành những đóng gạch vụn. Mọi sinh vật trên mặt đất đều bị huỷ diệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề. Bom đạn hơi độc, hơi ngạt chất độc hoá học của Mỹ đã gây ra nhiều vụ thảm sát hàng loạt, mà mãi tới gần đây, Nhân dân vẫn còn tiếp tục phát hiện xác hàng trăm người bị vùi dưới hầm sâu.

Ngã ba Long Hưng - chốt bảo vệ Thành cổ ở phía Ðông Nam được xem là “ngã ba bom” hay “ngã ba lửa”, vậy mà hết đơn vị này đến đơn vị khác đã bám trụ đến cùng. 20 dũng sĩ án ngữ ở ngã ba cầu ga thì có 19 người đã hy sinh. Bến sông Thạch Hãn, nơi xuất quân qua tiếp viện cũng bị bom đạn tàn phá, cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sĩ. Dòng nước Thạch Hãn xanh trong đã nhuộm đỏ máu những chiến sĩ anh hùng.

Chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã bị thất bại, nhưng tội ác tày trời của chúng vẫn mãi hằn sâu trên mỗi tấc đất, mỗi viên gạch của toàn Thành cổ và trên khắp đất nước Việt Nam. Ðó là bản cáo trạng viết bằng máu mà lịch sử đời đời sẽ lên án bọn tội phạm chiến tranh Mỹ.

Với giá trị và tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào cả nước và Quảng Trị anh hùng cũng như để bảo tồn một công trình kiến trúc cổ, Thành cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VHQD ngày 12/12/1986 cùng với các di tích liên quan như Trường Bồ Ðề, ngã ba Long Hưng, Nhà thờ Trí Bưu… Năm 1994, Thành cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Tháng 2/1992, Bộ Văn hoá - Thông tin đầu tư tôn tạo các hạng mục: Ðài tưởng niệm ngay trung tâm thành ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972; tái tạo lại chiến trường Quảng Trị năm 1972 với hố bom, hầm, hào, công sự… Ðặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường qua 81 ngày đêm của quân và dân ta. Trồng hàng ngàn cây dừa quanh trong thành. Góc phía Tây Nam dựng lên một ngôi nhà hiện đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Thành cổ được tráng xi-măng chừa ô trồng cỏ.

 Thành cổ được người dân trong vùng xem là "đất tâm linh", vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các binh sĩ hai bên. Hiện nay là một công viên lớn nhất thị xã Quảng Trị./.

Lê Thị Hiếu Dân

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.