ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:27:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống vui, sống khoẻ

Báo Cà Mau (CMO) Ông nhỏ nhắn người trong cái quần lửng rộng thùng thình, cái áo thun đen vàng phèn, hai tay hai xô cá mồi cho cá chình, cá bống tượng ăn. Mồ hôi sau lưng áo thun của ông ướt sũng. Gần đó, bà trong bộ đồ bà ba bạt màu, đầu đội nón lá có cái quai nơ như thiếu nữ làm cỏ, bón phân, tưới nước cho vườn rau má, rau muống tàu. Mồ hôi ướt đẫm hai bên cổ áo bà. Không ai nghĩ và biết ông và bà đã gần 80 tuổi. Bí quyết sống trẻ trung của ông và bà là lao động chân tay.

Theo giới thiệu của các anh ở xã, cách trồng tre mạnh tông theo bờ đi của ông và bà có thu nhập cao. Thu nhập mà theo đánh giá của xã nhiều năm liền ông được bình chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Tân Thành (TP. Cà Mau). Nhưng khi nhìn ông, một ông già đã gần 80 tuổi cho cá ăn, làm cỏ vườn sức vóc như một lão nông trung niên, nhìn bà gần 80 tuổi chăm sóc hoa màu, làm cớm gạo thoăn thoát như một thiếu nữ, ai cũng phải lấy làm lạ, không hiểu sao ông và bà trẻ trung được vậy.

Một ngày mới bắt đầu của ông và bà khá thú vị. Hôm nào đẹp trời, không mưa, ông chiếc xe đạp, bà chiếc xe đạp hành trình từ xã Tân Thành lên Tắc Vân, từ Tắc Vân xuôi theo Quốc lộ 1 về trung tâm TP. Cà Mau và vòng về xã Tân Thành. Hôm nào thời tiết không đẹp, có mưa, ông cây gậy, bà cây gậy tập những bài dưỡng sinh của người cao tuổi trên cái sân rộng trước nhà. Sau đó, ông và bà điểm tâm nhẹ tại nhà. Điểm tâm xong, ông ra vườn chăm sóc cá, tre mạnh tông, dừa xiêm lùn, làm cỏ vườn. Bà chăm sóc, thu hoạch hoa màu, cùng con dâu lo bữa cơm trưa.

Bữa cơm trưa của gia đình khá giản dị: một món canh, một món mặn, một món xào, đều là sản phẩm từ cây nhà lá vườn. Cơm trưa xong, ông và bà nghỉ ngơi bên cái chái bếp có gió trời lồng lộng. Đầu giờ chiều, bên cái chái bếp, ông và bà cùng cô con dâu làm cớm gạo giao cho mối ở chợ. Hết giờ chiều, ông lại ra vườn chăm sóc cá. Công việc cho cá ăn đơn giản, 2 ngày một lần, xen kẽ nhau, cá mồi được bỏ trong những cái bội làm sẵn trong ao. Bà tưới hoa màu, cùng con dâu nấu cơm chiều. Bữa cơm chiều cũng giản dị như bữa cơm trưa.

Ông cho cá ăn xong, bà cũng lo bữa cơm chiều xong, ông và bà với cặp cầu lông, trái banh da chuyền qua chuyền lại, thư giãn trên cái sân rộng trước nhà. Có hôm mấy đứa nhỏ ở xóm tham gia chơi đá banh chung với ông và bà thật vui nhộn. Tới trời gần lặn, cả hai mới chịu nghỉ ngơi, tắm rửa, cơm chiều. Sau cơm chiều, ông và bà tiếp tục nghỉ ngơi trên hai cái võng bên cái chái bếp có gió trời, trăng sao lồng lộng. Đến chương trình thời sự 7 giờ, cả hai mới vào nhà xem ti-vi thư giãn đến chín, mười giờ tối thì đi ngủ. Thời khoá biểu của ông và bà có thay đổi khi có con cháu tụ tập về, nhà có khách, khi có đám tiệc ở trong quê mời, về cơ bản, vẫn giữ nguyên vậy.

Ông và bà nuôi 10 ao cá bống tượng, 10 ao cá chình, trồng 40 cây dừa xiêm lùn, 40 bụi tre mạnh tông, 1 công hoa màu, với tổng cộng diện tích gần 20 công đất tầm lớn. Ông và bà thu hoạch cá chình, bống tượng, dừa xiêm lùn, cây tre mạnh tông, măng tre mạnh tông, hoa màu, cớm gạo bình quân một năm hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.

Ông là Hồng Khương (Tám Khương), từng là thầy giáo dạy học trường làng của xã, hiện là Chủ nhiệm CLB xe đạp người cao tuổi (NCT) của xã Tân Thành. Bà là Nguyễn Thị Phước, Chủ nhiệm CLB dưỡng sinh NCT xã Tân Thành. Cả hai đều có bề dầy thành tích về hoạt động của Hội NCT thành phố, tỉnh.

Ông Hồng Khương (phải) thu hoạch măng tre mạnh tông.

Ông Hồng Khương nói, mấy công việc như làm đất, sên ao, giữ cá, thu hoạch cá có con cháu phụ tiếp. Còn công việc chăm sóc cá, cho cá ăn, chăm sóc măng tre mạnh tông, dừa xiêm lùn nhẹ nhàng, phù hợp với người có tuổi, không có gì đặc biệt.

Bà Phước cho rằng, sống giản dị, ăn uống giản dị, đều đặn rèn luyện thân thể, tập dưỡng sinh, gần gũi với thiên nhiên, tìm được thú vui trong lao động phù hợp với mình là điều kiện tốt nhất cho sức khoẻ.

Ông và bà có 7 người con đều thành đạt trong cuộc sống. Trong đó có 2 người làm giáo viên, 1 người công tác ngành y tế, 1 người làm ở TP. Hồ Chí Minh. Tất cả đều ở riêng, còn một người làm giáo viên ở xã sống chung với ông và bà. Người có tuổi thường mắc nhiều bệnh khó trị, trong đó, bệnh khó trị nhất là cảm thấy cô đơn, cảm thấy mình bị lãng quên, cảm thấy mình không còn có ích, cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, xã hội. Ông và bà tìm thấy niềm vui trong lao động. Cả hai không cảm thấy cô đơn, không cảm thấy mình bị lãng quên, không cảm thấy mình không có ích, không cảm thấy mình là gánh nặng và quên luôn đi mất mình đã già./.

Xuân Trúc

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).