ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 19:06:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sử dụng điện sau công tơ: Nguy hiểm rình rập

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, việc sử dụng điện sau công tơ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm công nghiệp, sinh hoạt... trở nên phổ biến. Theo đó, nguy cơ tai nạn cũng đang trở thành vấn đề đáng lo ngại khi người dân còn chủ quan, không tuân thủ các quy định về an toàn sử dụng điện.

Theo thống kê tai nạn điện của Công ty Điện lực tỉnh, từ đầu năm đến nay đã có 14 vụ, làm chết 10 người, nguyên nhân từ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, nuôi tôm công nghiệp và sinh hoạt. 

Ý thức sử dụng điện của người dân còn kém

Ông Nguyễn Minh Hiếu, Trưởng Phòng An toàn, Công ty Điện lực tỉnh Cà Mau, cho biết, hệ thống dây dẫn phía sau công tơ về phụ tải sử dụng điện là tài sản của khách hàng và thuộc trách nhiệm đầu tư, quản lý của khách hàng sử dụng điện. Những lỗi mắc phải của người dân sử dụng điện phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn là thường lắp đặt sơ sài, không có vỏ nhựa bọc dây điện và sử dụng trong thời gian dài không được quan tâm sửa chữa nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, tai nạn điện.

Ngoài ra, việc người dân sử dụng dây dẫn điện có tiết diện nhỏ, kém chất lượng gây quá tải, tróc vỏ làm chạm chập hoặc chạm vào các dây chằng kim loại, vách, mái nhà tôn; dây dẫn điện giăng mắc lên cây xanh, để dưới đất, nước hoặc giăng mắc lên các cây gỗ mục, dễ gãy, đổ làm đứt dây dẫn điện... cũng là nguy cơ gây mất an toàn.

Người dân còn thiếu hiểu biết khi kéo điện sau công tơ.

Hằng năm, ngành điện và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn đường dây dẫn điện phía sau điện kế, đồng thời kiến nghị người dân khắc phục tình trạng mất an toàn nhằm đề phòng xảy ra tai nạn điện. Công ty Điện lực Cà Mau khuyến cáo người dân trong sản xuất nông nghiệp phải chú ý đến việc giăng mắc điện sử dụng. Trong đó, chú ý khi kéo đường dây dẫn điện phải sử dụng cột bê-tông vuông hoặc cột gỗ chắc chắn. Sử dụng dây dẫn là dây bọc cách điện, có tiết diện phải phù hợp với công suất sử dụng. Đồng thời, để đỡ dây dẫn điện mắc lên cột phải sử dụng những loại sứ cách điện thông dụng.

Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 2/4/2018 của UBND tỉnh Cà Mau về việc “Giảm tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã được phổ biến đến cá nhân, bộ phận có liên quan để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, ngành điện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các phòng kinh tế - hạ tầng tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất giám sát việc xây dựng, cơi nới nhà cửa, công trình để đảm bảo không vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, không để phát sinh mới, đồng thời tuyên truyền an toàn điện đến người dân và các hộ nuôi tôm công nghiệp.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn điện trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, ngành điện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp sử dụng điện an toàn đến người dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng, nơi tập trung đông người, phối hợp Hội Nông dân tỉnh và các địa phương tuyên truyền đến hội viên nông dân... Thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn người dân tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn các hệ thống điện, như đường dây hạ thế sau điện kế, đường dây từ nhà kéo ra ngoài để phục vụ chiếu sáng, chăn nuôi, trồng trọt...

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, người dân nên thường xuyên kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện phía sau công tơ của mình, việc này người dân có thể tự làm nếu biết chuyên môn về điện hoặc liên hệ thợ sửa điện chuyên nghiệp thực hiện đảm bảo an toàn, ngoài ra có thể liên hệ điện lực địa phương để được tư vấn, hướng dẫn thực hiện./.

Trương Mỹ

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.