ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 15:44:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sử dụng điện thiếu an toàn - cái chết được báo trước

Báo Cà Mau (CMO) Không an toàn trong sử dụng điện nói chung, trong sản xuất, nuôi tôm công nghiệp nói riêng là chuyện không mới. Song, đây luôn là vấn đề nóng bỏng, dẫn đến những vụ tai nạn điện thương tâm, chết người trong thời gian qua.

Hậu quả của nó là sự mất mát nặng nề về con người, để lại nỗi đau về tinh thần cho người thân. Nguyên nhân do ý thức chủ quan, thiếu an toàn trong sử dụng điện hay yếu tố khách quan nào khác thì đó cũng là sự đánh đổi quá lớn. Một khi còn yếu tố chủ quan, câu mắc điện thiếu an toàn thì tai nạn chết người vẫn luôn rình rập, nhất là trên những đầm tôm công nghiệp.

Nỗi đau từ tai nạn điện

Nỗi đau dồn dập đến với gia đình bà Nguyễn Thị Hận, ấp Đầu Sấu, xã Tân Hải, huyện Phú Tân khi chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng, trong gia đình này đã mất đi 2 sinh mạng vì tai nạn điện trên cùng một đầm tôm. Tai hoạ ập đến vào một ngày cuối tháng 2/2018, khi anh Trần Văn Đức, 32 tuổi, con bà Hận ra sửa mô-tơ quạt nước trên đầm. Do điện kéo ra đầm tôm chỉ sử dụng 1 dây nóng, dây nguội tiếp đất không tốt nên rò rỉ điện, mô-tơ bị nhiễm điện, anh Đức bị điện giật tử vong ngay tại đầm tôm.

Khóc con chưa nguôi, đến cuối tháng 6, bà Hận lại phải hết nước mắt khi người chồng vĩnh viễn ra đi cũng vì tai nạn điện trên đầm tôm này. Ông Trần Văn Mum, 57 tuổi, cũng ra sửa mô-tơ, nhưng do cúp nhầm cầu dao, mô-tơ đang sửa vẫn còn điện nên ông Mum bị điện giật rớt xuống đầm tôm. Mấy giờ sau người thân hốt hoảng tìm kiếm thì ông Mum đã tử vong.

Mất mát quá lớn, gia đình bà Nguyễn Thị Hận đã nhận ra rằng, sự bất cẩn, thiếu an toàn trong sử dụng điện là nguyên nhân chính dẫn đến 2 vụ tai nạn thương tâm. Đáng lẽ gia đình đã phải khắc phục ngay tình trạng thiếu an toàn khi xảy ra tai nạn dẫn đến cái chết của người con, nhưng vì chủ quan mà dẫn đến cái chết của người cha. 2 bàn thờ được dựng lên chỉ trong vòng 5 tháng.

Điện lực Phú Tân kiểm tra an toàn điện.

Đây là sự cảnh tỉnh cho những ai xem thường tính mạng, câu mắc điện thiếu an toàn. Lời cảnh báo là không thể đùa giỡn với "thần chết" chỉ vì sự chủ quan này.

Theo ngành chuyên môn, phần lớn những vụ tai nạn điện xảy ra trong sản xuất thời gian qua là do câu kéo điện thiếu an toàn. Điện trên đầm tôm công nghiệp thường kéo ngoài trời, cung cấp trực tiếp cho các thiết bị hoạt động, nhất là trong môi trường ẩm ướt. Song, nhiều hộ câu mắc lòng thòng bằng cây gỗ, độ võng thấp, thiếu u sứ hay thiết bị chuyên dùng, tiếp đất không đảm bảo.

Theo anh Đỗ Minh Duẫn, công nhân quản lý, vận hành lưới điện huyện Phú Tân, tình trạng chỉ đi 1 dây nóng để tiết kiệm chi phí, sử dụng dây nguội tại chỗ rất dễ xảy ra tai nạn. Một khi rò rỉ hay tiếp đất không tốt, dây nguội cũng trở thành dây nóng. Nhất là điều kiện nước mặn lâu ngày, cọc tiếp đất gỉ sét, khi sửa thiết bị sử dụng điện rất dễ dẫn đến tai nạn, nhất là khi ngâm mình dưới nước. Song, thực tế này vẫn còn tồn tại rất nhiều trên các đầm tôm. Bởi trước giờ, phía sau đồng hồ là của gia đình, ngành điện chỉ nhắc nhở chứ chưa có biện pháp xử phạt.

Vì thế, để đảm bảo an toàn, quan trọng nhất là phải sử dụng 2 dây rõ rệt, hệ thống tiếp đất phải tốt, không gỉ sét.

Qua kiểm tra thực tế tại đầm nuôi tôm công nghiệp của ông Trần Văn Thắm, ấp Đầu Sấu, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, ngành điện lực đánh giá có rất nhiều yếu tố thiếu an toàn. Mặc dù đi đủ 2 dây, nhưng độ võng quá thấp, không quá đầu người, thiếu thiết bị tiếp đất tại các mô-tơ, trụ thấp và thiếu u sứ cách điện, câu mắc lòng thòng…

Tốn kém chi phí hay chủ quan?

Ông Thắm cũng như nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ở huyện Phú Tân biết là chưa an toàn, nhưng có nhiều lý do mà chưa thực hiện đúng quy trình. Mặc dù có nhiều yếu tố chi phối, nhưng ý thức chủ quan của người dân, chưa có sự răn đe hiệu quả của ngành chức năng là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn không mong muốn xảy ra trong thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Thanh Hiếu, Giám đốc Điện lực huyện Phú Tân, tháng 8 vừa qua, Điện lực Phú Tân phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng điện ở các hộ nuôi tôm công nghiệp. Qua kiểm tra 1.334 hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn toàn huyện, phát hiện hộ đủ điều kiện an toàn theo quy định chưa đến 10%. Qua nhắc nhở, tuyên truyền, hướng dẫn, ngành chuyên môn còn lập biên bản trên 350 hộ, yêu cầu trong vòng 15 ngày phải khắc phục và tiến hành tái kiểm tra, nếu không sẽ cắt điện.

Trên thực tế, có những hộ khi được nhắc nhở phần lớn hứa cho qua chuyện. Khi tái kiểm tra, nhiều bà con chưa khắc phục theo quy định của ngành chức năng. 

Cũng theo ông Hiếu, những hộ nuôi mới, hộ nào đáp ứng đủ yêu cầu mới áp giá điện. Từ đó, buộc bà con phải thực hiện, nếu không thì sử dụng điện gia đình cho sản xuất sẽ rất tốn kém chi phí.

Riêng đối với hộ nuôi siêu thâm canh, nhất thiết phải đảm bảo đủ điều kiện và có đường dây hạ thế riêng. Theo ông Trần Đức Văn, hộ nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh ở ấp Đầu Sấu, xã Tân Hải, chi phí cho việc lắp đặt toàn bộ hệ thống điện phục vụ nuôi tôm của gia đình cả trăm triệu đồng. Mặc dù còn một vài yếu tố cần phải khắc phục để đảm bảo an toàn, như cầu dao chống giật, hệ thống tiếp đất tại các thiết bị…, song đây là một trong những trường hợp đảm bảo tương đối an toàn về điện.

Rõ ràng, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện cũng cần chi phí khá lớn. Chính vì vậy, nhiều hộ ngại bỏ ra hoặc không đủ điều kiện để nâng cấp đảm bảo hệ thống điện sau một vài vụ nuôi thất bát.

Thực tế là vậy, song một khi có điều kiện nuôi trước hết phải đảm bảo an toàn về điện. Đây là điều bắt buộc và cần thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc quyết liệt, không chỉ tuyên truyền, buộc cam kết mà phải có biện pháp xử phạt, thậm chí cắt điện. Hơn nữa, cẩn thận là yếu tố hàng đầu trong lúc sửa chữa để tránh sự nhầm lẫn, vì nhầm lẫn đối với điện có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Sinh mạng con người là quan trọng, vì thế, chỉ khi xử lý dứt điểm tình trạng thiếu an toàn điện, người dân không còn chủ quan thì mới giảm được nguy cơ xảy ra tai nạn về điện./.

Quốc Hiệp

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).