ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 18:31:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sửa nhà gần… 20 năm mới bị phạt tiền

Báo Cà Mau (CMO) Một sự việc trái khoáy vừa xảy ra tại thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình khi người dân sửa chữa, cơi nới nhà gần 20 năm mới có quyết định xử lý vi phạm hành chính. Và trái khoáy hơn là người dân… không được quyền khiếu nại quyết định này.

Ông Lê Tiến Phong, Chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình vừa ký quyết định phạt 10 hộ dân, trong đó có ông Nguyễn Long (ngụ Khóm 8, thị trấn Thới Bình) 4 triệu đồng vì ông Long “đã thực hiện hành vi phạm hành chính cơi nới nhà ở lấn chiếm đất ngoài phạm vi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích ngang 9,1 m, chiều dài 3 m. Loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Hiện trạng nhà bê tông cốt thép, mái lợp tol”.

Vận dụng luật tùy hứng

Ông Phong áp dụng Khoản 2, Điều 10, Nghị định 102/2014/NĐ-CP và biên bản vi phạm hành chính do Tổ Kiểm tra quản lý đất đai, trật tự xây dựng của UBND thị trấn Thới Bình lập ngày 8/8/2018.

Đoạn từ Đội Quản lý thị trường đóng đến vàm Bà Đặng không những lấn chiếm mà còn xây dựng công trình, nhà ở kiên cố nhưng không bị xử phạt.

Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP, ông Phong đủ thẩm quyền để ký quyết định phạt những người thực hiện hành vi này trong phạm vi quản lý hành chính của ông. Tuy nhiên, về trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp này là không đúng. 

Bởi hành vi cơi nới ra kinh xáng Chắc Băng, cất nhà trên đất cơi nới được ông Long thực hiện từ sau cơn bão số 5 (năm 1997) và chấm dứt từ năm 2000, nhưng đến nay (sau 18 năm) mới nhận quyết định xử phạt hành chính bằng tiền là trái với quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

Được biết, sau cơn bão số 5, cơi nới ra kinh xáng Chắc Băng để làm nhà tại đoạn kinh này không chỉ riêng ông Nguyễn Long mà có đến hơn 10 hộ. Khi họ thực hiện hành vi, mặc dù ở ngay trung tâm thị trấn Thới Bình nhưng không có bất cứ cơ quan chức năng nào ghi nhận lại bằng văn bản. 

Điều đó cho thấy, công tác quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đất đai tại đây rất yếu kém, bị buông lỏng trong một thời gian rất dài, hậu quả là đã xảy ra rất nhiều trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất rất khó giải quyết dứt điểm.  

Từ chối nhận đơn khiếu nại

Chị Trần Thanh Thuý, một trong các hộ dân cơi nới mặt sông cất nhà tại Khóm 8, thị trấn Thới Bình, cho biết: “Các hộ dân đã nhiều lần đến UBND thị trấn nộp đơn khiếu nại, yêu cầu xem xét lại quyết định phạt, nhưng UBND thị trấn không nhận. Công chức Địa chính Nguyễn Thị Huyền Anh trả lời rằng, đã ban hành quyết định xử phạt thì không tiếp nhận đơn khiếu nại, cô này thách dân cứ kiện ra toà án”.

“Chỉnh trang đô thị là phải đồng bộ nhưng tại sao ở đây, trên cùng một đoạn kè, đoạn thì buộc tháo dỡ, đoạn thì không. Đoạn từ Đội Quản lý thị trường đóng đến vàm Bà Đặng không những lấn chiếm mà còn xây dựng công trình, nhà ở kiên cố tại sao không bị xử phạt, khôi phục hiện trạng như chúng tôi”, chị Thuý bức xúc.

Ông Phan Văn Trà, cán bộ nghỉ hưu, trần tình: “Khi quy hoạch bờ kè sông Trẹm - Chắc Băng, chính quyền thị trấn có hứa, nếu người dân kè tới đâu sẽ được hưởng tới đó. Cán bộ lúc trước còn vận động bà con bồi đắp ra rộng rãi để thuận tiện buôn bán. Bây giờ Nhà nước làm được bờ kè, nếu thu hồi lại thì phải bồi thường công bồi đắp, thành quả lao động cho chúng tôi”.

“Chủ trương của Đảng, 14 hộ dân ở đây chấp hành nhưng chính quyền địa phương phải thông tin 2 chiều, lắng nghe ý kiến của quần chúng Nhân dân. Bởi đây là những yêu cầu về quyền lợi chính đáng của họ. Thị trấn là đô thị văn minh nên ngại nhất là hình thành những khu nhà ổ chuột. Nếu buộc chúng tôi phải tháo dỡ, đập nhà rồi che chắn lụp xụp thì sao gọi là chỉnh trang đô thị, nếp sống văn hoá được”, ông Trà kiến nghị.

Ông Nguyễn Long cho rằng: “UBND thị trấn Thới Bình quyết định xử phạt tôi với mức 4 triệu đồng là không thoả đáng, không đúng với quy định pháp luật về xử phạt hành chính vì đã quá thời hiệu xử phạt. Xử phạt hành chính bằng tiền chỉ có được thực hiện trong thời hạn 2 năm”.

“Nếu thu hồi không bồi thường thành quả lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của chúng tôi, bởi phần đất chúng tôi tự bồi đắp và sử dụng ổn định từ 1998 đến nay không xảy ra tranh chấp, không ảnh hưởng đến quy hoạch của Nhà nước cũng không ảnh hưởng đến bờ sông Trẹm, kinh xáng Chắc Băng, giao thông đường thuỷ. Chúng tôi cần nhận được hồi đáp từ chính quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại và không chấp hành mức xử phạt. Tôi yêu cầu ông Chủ tịch UBND thị trấn rút lại quyết định xử phạt do trái luật”, ông Long nói.

Bà Trần Thị Mười sinh sống ở đây hơn 30 năm, là hộ cận nghèo, bà than: “Ngày xưa tôi còn trẻ, còn sức lao động, tôi bỏ tiền bồi đắp, kè ra, giờ hết sức lao động, chính quyền yêu cầu tháo dỡ mái che. Bây giờ nơi buôn bán kiếm sống hằng ngày không còn, là hủ gạo gia đình không còn, nếu Nhà nước không bồi thường thành quả lao động thì tôi không có tiền để dưỡng già chứ đừng nói đến đóng tiền phạt hành chính”.

Đem kiến nghị của các hộ dân trao đổi với ông Lế Tiến Phong, Chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình, ông khẳng định: “Tại sao quá thời hạn? Quyết định xử phạt hành chính tôi ký đối với các trường hợp này không sai. Khi cấp dưới lập biên bản trong vòng 7 ngày, tôi đã ra quyết định xử phạt. Nếu như sai phạm quá 7 ngày mà xử phạt thì sai, còn trong phạm vi thì không có gì sai. Nếu người dân không chấp nhận buộc phải thực hiện theo Nhà nước quy định, sắp tới sẽ lập kế hoạch cưỡng chế nếu như không đóng tiền phạt”.

“Địa phương làm theo chỉ đạo của UBND huyện, đất này của Nhà nước, Nhà nước bán bao nhiêu người dân thực hiện bấy nhiêu còn người dân cơi nới lấn chiếm phải trả lại cho Nhà nước. Vấn đề này Chủ tịch huyện Thới Bình đã có ý kiến chỉ đạo, hoàn toàn không hỗ trợ. Phải chi lập biên bản rồi bỏ luôn thì người dân khiếu nại được còn đằng này địa phương mới lập biên bản. Sau khi huyện rà lại những quy hoạch trước đây làm chưa được, người dân tự cơi nới địa phương không phát hiện, nhưng trước khi thực hiện đã có vận động chứ không phải tự nhiên gặp là lập biên bản. Nếu UBND thị trấn đã ra quyết định xử phạt thì người dân không được khiếu nại. Người dân có gởi đơn UBND huyện, huyện cũng không giải quyết”, ông Phong nói thêm.

Kim Liếu

 

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.