ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:19:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Suốt đời rèn luyện chữ "tâm"

Báo Cà Mau 36 năm công tác trong ngành y, Bác sĩ Trần Mỹ Diện luôn ghi nhớ lời dặn dò của Bác Hồ: "Cán bộ y tế cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y như từ mẫu”. Chị luôn đặt chữ "tâm" lên hàng đầu, một lòng phục vụ bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo.

Chiều nay, xếp chiếc áo blouse trắng cất vào tủ, đồng nghĩa với việc kết thúc quãng đường dài hơn 36 năm đồng hành cùng người bệnh. Ngày mai, chị không còn mặc nó nữa, không còn tất bật cùng chồng chuẩn bị bữa sáng, không còn đau đáu nỗi lo, chị A, anh B, cháu X hôm qua bệnh như vậy, hôm nay đã ổn chưa; chị Y, bụng bầu vượt mặt vẫn phải ra bờ làm cỏ, cháu M cơ thể ốm yếu, còi cọc, mình đã hướng dẫn cách bổ sung dinh dưỡng nhưng cha mẹ phải đi làm cả ngày, không biết bà cháu ở nhà có đảm đương được hay không... Còn, còn nhiều người cao tuổi khác nữa, người sống neo đơn, người khó bỏ thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ...

Ngày nhận quyết định về hưu, bạn bè đồng nghiệp, rồi nhiều bệnh nhân quen gởi lời chúc mừng, ai cũng bảo con đường công tác của chị là quá mỹ mãn, tuy không đảm nhận chức vụ, không làm nên kỳ tích lớn lao, nhưng suốt những năm công tác trong ngành y, từ một y tá đến y sĩ, rồi bác sĩ; lúc công tác ở trung tâm y tế huyện, trung tâm dân số huyện đến khi về nhận nhiệm vụ phó trưởng trạm y tế xã, chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp đánh giá cao, được người bệnh và thân nhân người bệnh tin tưởng, quý trọng. Ðó chính là thành công lớn của một bác sĩ rồi.

Bác sĩ Trần Mỹ Diện luôn gần gũi, tận tình chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: MỌNG CẦM

Bác sĩ Trần Mỹ Diện luôn gần gũi, tận tình chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: MỌNG CẦM

Nhắc lại quá trình công tác của mình, Bác sĩ Trần Mỹ Diện không khỏi bâng khuâng. Công tác trong ngành y là ước mơ lớn nhất của chị. Từ ngày còn học tiểu học, nhìn những người thân và bà con chòm xóm sống cực khổ, thiếu thốn đủ thứ, từ tiền bạc đến kiến thức chăm sóc sức khoẻ... chị quyết tâm phải học, học để trở thành bác sĩ trị bệnh cho những người thân yêu và bệnh nhân nghèo. Mang ước mơ cháy bỏng đó, nhưng do gia đình nghèo, lại đông anh em, nên chị phải chọn đi đường vòng. 18 tuổi, chị học lớp y tá, sau đó học lên y sĩ, và năm 2004, chị học đại học y hệ chuyên tu.

Ra trường, chị công tác tại Trung tâm Dân số huyện Cái Nước, được phân công phụ trách ban truyền thông. Với nhiệm vụ này, chị phải thường xuyên đi cơ sở. Lúc đó con còn nhỏ, nhưng chị vẫn sắp xếp, không hề ngại khó, ngại khổ, luôn phối hợp chặt chẽ với các trạm y tế xã, các ban dân số địa phương làm tốt công việc được giao. Những lần tổ chức khám ngoại viện cho chị em phụ nữ, chị không chỉ tư vấn nhiệt tình mà còn tích cực vận động chị em thực hiện tốt các biện pháp tránh thai tuỳ theo sức khoẻ và điều kiện mỗi người. Nhiều chị dù bận rộn việc đồng áng nhưng khi nghe đoàn khám ngoại viện có Bác sĩ Diện là họ tranh thủ đi khám rất đông.

Song song đó, chị còn quản lý chương trình dinh dưỡng, hướng dẫn bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ. Trong thời gian này, chị đã đầu tư nghiên cứu những thực phẩm, những loại rau củ quả có tại địa phương để cơ cấu bữa ăn cho trẻ, đảm bảo vừa đủ chất, vừa hợp túi tiền của những gia đình có thu nhập thấp hoặc không có thời gian chăm sóc trẻ. Chính từ kết quả nghiên cứu này, chị đã giúp hàng trăm bà mẹ chăm sóc tốt cho con mình mà không tốn kém nhiều. Ðã có không ít người trực tiếp gặp mặt cảm ơn, cũng có nhiều người gửi tin nhắn cảm ơn chị. Ðây chính là niềm động viên to lớn để chị vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.

Năm 2016, khi chồng chị về công tác ở TP Cà Mau, biết chị có ý định về TP Cà Mau để thuận tiện việc chăm sóc gia đình, cũng có vài cơ sở y tế tư nhân biết năng lực của chị, gửi lời mời với mức lương hấp dẫn (gấp 3 lần lương của chị lúc bấy giờ), sau khi cân nhắc, chị đã từ chối. Chị cho biết, bản thân chị muốn cả đời chăm sóc bệnh nhân nghèo, nếu ngồi một chỗ khám chữa bệnh thì sẽ ít được tiếp xúc với bệnh nhân nghèo, nên chị chọn về Trạm Y tế xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước công tác. Tuy phải đi về khoảng 20 km mỗi ngày nhưng chị rất hài lòng với công việc và nơi làm việc của mình. Nơi có những người đồng nghiệp thân ái, sống chan hoà, luôn thông cảm và giúp đỡ nhau, hết lòng phục vụ bệnh nhân.

Ở trạm y tế xã, ngoài việc khám, điều trị bệnh tại trạm chị còn được phân công quản lý người cao tuổi, người tàn tật và theo dõi sức khoẻ trẻ em. Từ kết quả nghiên cứu lúc công tác tại Trung tâm Dân số huyện Cái Nước, về xã chị đã phát huy được tác dụng. Ngoài việc hướng dẫn các bà mẹ cách chăm sóc trẻ theo khoa học khi họ đưa con đến khám bệnh tại trạm, chị còn kết hợp chặt chẽ với Trường Mầm non Thạnh Phú triển khai bữa ăn dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, định kỳ cho trẻ. Ðối với người cao tuổi, mỗi quý chị đều trực tiếp đến trụ sở các ấp tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho các cụ từ 60 tuổi trở lên nhằm quản lý tốt các cụ có bệnh nền mãn tính, tư vấn để các cụ giữ gìn tốt sức khoẻ và kịp thời phát hiện bệnh để chủ động điều trị.

Ðiều đáng ghi nhận là, mỗi năm Trạm Y tế xã được thanh toán 147 suất khám bệnh ngoại viện cho người cao tuổi, với tổng số tiền 3.969.000 đồng, chị dành toàn bộ số tiền này để mua thuốc cấp cho người cao tuổi. Mỗi lần tổ chức khám ngoại viện chị đều vận động các nhà thuốc, các mạnh thường quân tài trợ thuốc để cấp cho người cao tuổi trong xã.

Trong đợt cao điểm dịch Covid-19 bùng nổ, chị được phân công là trưởng trạm y tế lưu động, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ quản lý dịch bệnh đến tiêm ngừa, cũng như tổ chức, vận động chăm sóc người từ vùng dịch trở về.

Với 36 tuổi nghề, 21 tuổi Ðảng, Bác sĩ Diện được UBND huyện tặng nhiều giấy khen, được UBND tỉnh trao bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bác sĩ Trần Mỹ Diện chia sẻ: "Tôi được học hành tới nơi tới chốn, có thời gian để thực hiện tâm huyết của mình với bệnh nhân chính là nhờ sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ, động viên của người bạn đời, và người bạn đời ấy không chỉ giúp tôi hoàn thành công việc mà còn sát cánh cùng tôi làm tròn chữ hiếu với cha mẹ đôi bên, chăm lo nuôi dạy con cái nên người. Tôi vô cùng biết ơn những người thầy, người lãnh đạo, những đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi vững bước trên con đường phục vụ Nhân dân"./.

 

Huyền Linh

 

Liên đoàn lao động tỉnh thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 của LĐLĐ tỉnh. Thông qua chương trình để đoàn viên, NLĐ thấy được vai trò của tổ chức công đoàn là "tổ ấm", là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Sửa chữa lộ thông thoáng trước Tết

Tuyến đường từ ngã ba Hải Thượng Lãn Ông và Huỳnh Thúc Kháng nối dài về hướng huyện Ðầm Dơi đã được đổ bê tông hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, nhất là thời điểm Tết đang đến gần.

Chợ tết 0 đồng - ấm lòng hộ nghèo

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau được vui xuân, đón tết, sáng nay (15/1), Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với CLB Nữ doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết 0 đồng”.

Khởi sắc nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu, với nhiều dấu ấn rõ nét, tạo diện mạo mới khang trang cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... Kết quả này đã nhân lên niềm vui cho người dân quê hương Phú Tân.

Mang Tết đến nạn nhân chất độc da cam

Toàn TP Cà Mau có 899 người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Phần lớn nạn nhân chất độc da cam cuộc sống còn nhiều khó khăn, lại thêm bệnh tật. Ðể bản thân và gia đình nạn nhân chất độc da cam phần nào vơi đi nỗi đau, mất mát đó, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (Hội Nạn nhân chất độc da cam) các cấp TP Cà Mau sẽ trao nhiều phần quà yêu thương đến những nạn nhân và gia đình họ.

Xoá hơn 1.100 căn nhà tạm, nhà dột nát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, toàn tỉnh khởi công được 1.114 căn nhà.

Hùn vốn, góp công làm lộ

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong phong trào làm đường giao thông, cầu dân sinh nên xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước) trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, làng quê ngày càng khởi sắc.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Vườn hoa "Sinh viên 5 tốt"

Từ phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên nữ sống đẹp, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao giá trị của danh hiệu, hình thành lớp sinh viên (SV) có bản lĩnh, tri thức, sức khoẻ, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Ðiển hình như các nữ SV tiêu biểu tại Trường Ðại học Bình Dương, Phân hiệu Cà Mau (Phân hiệu).

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.