ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 15:03:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tai nạn điện - chuyện chưa hồi kết

Báo Cà Mau (CMO) Những cái chết thương tâm, những phế nhân vĩnh viễn đã để lại biết bao đau thương, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tất cả chỉ vì một phút lơ là, chủ quan trong sử dụng điện. Mặc cho bao cảnh báo, bỏ ngoài tai những lời khuyên, bất chấp nguy hiểm chực chờ, người dân vẫn chủ quan trong sử dụng điện sinh hoạt lẫn sản xuất. Vì thế, tai nạn điện cứ diễn ra chưa có hồi kết.

Bài 1: Khôn nguôi nỗi đau tai nạn điện

Đôi tay tàn phế, niềm đau dai dẳng, khôn nguôi với anh Nguyễn Văn Yên, ấp Tân Lập, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước.    

Xót xa người ở lại

Cầm di ảnh của em Huy trên tay, bà Trần Thị Màu, bà ngoại của em, không cầm được nước mắt: “Mới mấy ngày trước nó còn tính với tôi, học hết lớp 9 con nghỉ học để phụ mẹ đi làm nuôi em. Huy còn nhỏ tuổi nhưng tính nó lo xa lắm, lại có hiếu và rất thương em”.

Gia đình Huy vốn không khá giả gì. Khó khăn chồng chất khi cuộc hôn nhân của cha mẹ Huy tan vỡ 9 tháng trước. 3 mẹ con Huy dắt díu nhau về sống nhờ bên nhà ông bà ngoại ở ấp Kinh Hội. Gánh nặng lo toan gia đình đặt hết lên vai mẹ Huy. Hiểu được sự vất vả của mẹ, Huy dự định cố gắng học hết cấp 2 sẽ nghỉ học phụ mẹ lo gia đình dù em học khá giỏi. Nhưng dự định tương lai của em đành khép lại khi tai nạn ập đến.

Bà Màu nước mắt giàn giụa: “Lúc đó trời chạng vạng tối, Huy xin tôi với mẹ nó đi bắt nhái, cách nhà khoảng 500 m. Đi cùng có 6 đứa bạn gần xóm. Đến khoảng hơn 8 giờ tối thì mấy đứa chạy về báo Huy bị điện giật, chở đi tới bệnh viện thì bác sĩ nói nó đã chết”.

Theo lời kể của nhóm bạn đi cùng, tối đó các em đi soi nhái ở miếng ruộng sau nhà. Khi về, cả nhóm đi vòng ngang nhà ông Hồ Minh Tâm, ngụ cùng ấp mà không biết ông kéo điện xiệc chuột. Em đầu tiên may mắn tránh được dây rào, còn Huy bước tiếp theo sau bị vấp té lên dây điện. Mọi người hô hoán nhưng khi đó gia đình ông Tâm đang ngủ. Đến khi hay và cúp cầu dao trong nhà thì không còn cứu Huy được nữa.

Do chủ quan, nghĩ là nhà cuối cùng trong xóm, ít người lui tới nên gia đình ông Tâm kéo điện xiệc chuột quanh rẫy rau màu của gia đình. Ông không thể ngờ hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Huy mất đồng nghĩa với việc ông Tâm phải ngồi tù, chịu trách nhiệm. Vì tình làng nghĩa xóm, thấy hoàn cảnh gia đình ông Tâm cũng khó khăn, ông cũng quan tâm lo hậu sự nên gia đình Huy xin bãi nại cho ông.

Chuyện đã qua hơn 3 tháng, xử lý trách nhiệm cũng đã thực hiện rồi nhưng nỗi đau “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” chưa biết bao giờ nguôi ngoai, thôi ám ảnh những người ở lại.

Xót xa hơn là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Kiện, ấp Tân Hùng, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi. Ở cái tuổi 37 tuổi, cũng là trụ cột gia đình của gia đình 5 nhân khẩu nhưng chỉ vì bất cẩn trong nuôi tôm công nghiệp anh Kiện mất đi bỏ lại mẹ già và con nhỏ.

Trong ngôi nhà lá đơn sơ, bên đứa con gái nhỏ, Chị Lê Hằng Na, vợ anh Kiện mắt đỏ hoe: “Nhà chỉ hơn công đất, phải nuôi mẹ già, hằng ngày, anh Kiện phải đi cân tôm, tôi buôn bán tạp hoá nhỏ, tích góp được số vốn, ảnh quyết định nuôi tôm công nghiệp những mong cải thiện cuộc sống. Nuôi được vụ đầu lời hơn 10 triệu, vụ thứ 2 này nuôi chưa bao lâu thì anh mất. Giờ không biết làm sao để nuôi gia đình”.

Theo lời kể của chị, hôm đó chừng chạng vạng tối, khoảng 18 giờ 30 phút ngày 18/11/2017, trời mưa to, lo sợ ao lắng tràn qua vuông tôm, anh Kiện cùng với con trai lớn 16 tuổi ra be lại bờ. Khi làm xong, đứa con trai lớn vào trước, anh đi sau va chạm đường dây điện bị bong tróc vỏ mà anh không phát hiện, kết quả anh tử vong tại chỗ.

Được biết, đầm tôm công nghiệp của anh kéo điện rất sơ sài, thiếu sứ cách điện, lâu ngày bông tróc vỏ.

Tàn phế vì bất cẩn

Tai nạn điện dẫu có may mắn giữ được mạng sống nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề. Anh Nguyễn Văn Yên, ấp Tân Lập, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước là trường hợp như thế. Đôi tay vĩnh viễn tàn phế ở tuổi 31 khiến anh hụt hẫng, bất lực khi đối mặt trước khó khăn chồng chất của gia đình bởi anh là lao động chính trong nhà.

Anh Yên chưa hết bàng hoàng kể lại: “Lúc đó là 24 Tết, đang làm nhà thuê tại thị trấn Cái Nước, vì ở chợ nên nhà khít nhau, mình đứng nhờ trên nóc nhà kế bên ngôi nhà mình đang thi công để kéo sắt lên nóc, thanh sắt thứ nhất kéo lên bình thường, đến thanh thứ 2 thì bị phóng điện. Chân tay lúc ấy bỏng nặng, co rút lại. Sau khi được sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện Sài Gòn, để giữ lại đôi bàn tay, các bác sĩ đã dùng da ở vùng khác trên cơ thể để nối ghép lại 2 bàn tay, nhưng nó vĩnh viễn không còn cử động được nữa”.

Là con trai duy nhất trong gia đình 3 anh em, gia cảnh khó khăn, 16 tuổi anh Yên đã bắt đầu theo cha đi làm thợ hồ cho đến nay. Mỗi ngày thu nhập của cha con anh từ 300.000-500.000 đồng, nhưng từ khi anh bị tai nạn, tất cả dựa vào người cha đã ngoài 50 tuổi. Mẹ anh phải hằng ngày bơi xuồng đặt lú dưới sông kiếm bữa ăn qua ngày.

Lo miếng ăn đã khó, mỗi tuần anh Yên phải điều trị bằng thuốc hơn 300.000 đồng. Dù đã hơn nửa năm nhưng vết thương của anh đến nay vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Vệ sinh cá nhân với anh là chuyện vô cùng khó, tất cả đều do vợ anh chăm sóc. Bữa cơm hằng ngày vợ anh cũng phải đút. Khi hỏi về dự định tương lai, vợ anh Yên, chị Lê Cẩm Ngân, nước mắt lưng tròng: “Đợi anh khoẻ lại, có thể tự lo cho mình được, tôi mới tính chuyện đi làm để nuôi 2 đứa nhỏ. Không biết với hoàn cảnh này tụi nó ăn học được bao lâu?”.

Đây chỉ là 3 trong nhiều trường hợp phải gánh chịu bất hạnh, nỗi đau vì tai nạn điện. Phải chăng vì chủ quan, lơ là trong sử dụng điện hay những giải pháp đã qua chỉ mang tính “tình thế” nên tai nạn điện vẫn xảy ra và nỗi đau vẫn còn tiếp diễn./.

Hồng Nhung 

Bài 2: Rất cần một hồi kết  

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.